Kính thưa quý đạo hữu!
Phật tử chúng ta phải nghe Pháp nhiều thì mới có thể tự tại được. Trong nhân quả, người có tư duy suy nghĩ thì sẽ làm chỗ dựa cho người khác. Người biết tư duy nghe Pháp nhiều thì đối với mọi việc, họ sẽ dồn hết vào để tư duy thì người đó sẽ trở thành người có trí. Có trí thì nhân quả sẽ khiến cho họ trở thành chủ. Mình đi tới đâu người ta sẽ dồn về mình, hỏi mình trong tất cả mọi lĩnh vực. Mình nghe nhiều, hiểu nhiều thì những người xung quanh mình có nhiều vấn đề lo lắng nên họ sẽ tìm đến để hỏi mình, hỏi mình thì mình sẽ có danh tiếng và được mọi người yêu quý.
Cho nên, một nhân nghe Pháp có thể chuyển được rất nhiều nghiệp. Trong gia đình mình, mình cũng sẽ trở thành người biết xử sự trong tất cả mọi việc, dù mình là con út hay con thứ đi chăng nữa thì mọi người vẫn hỏi ý kiến của mình. Bởi vì mình có tư duy, mình có quán chiếu, có quán sát, việc gì mình cũng làm chủ, mình không bị bị động. Cho nên, chúng ta phải luôn nghe Pháp, tư duy suy nghĩ thì chúng ta sẽ làm chủ được mình, làm chủ được thế gian này, giống như Đức Phật làm chủ được sinh, già, bệnh, chết cho nên Ngài làm chủ được cõi Sa bà này.
Trong đời sống của chúng ta có rất nhiều phương diện khiến cho con người phải lo âu, điều gì cũng bị động vào đến tâm, đến não của mình. Cho nên, chúng ta phải nghe nhiều, hiểu nhiều, tư duy nhiều thì chúng ta sẽ làm chủ được mọi khó khăn, mọi hoàn cảnh. Nghe gì để cho mình có thể làm chủ được mọi hoàn cảnh? Phải nghe nhân quả trước tiên. Trong các tôn giáo, chỉ có riêng đạo Phật là nói về nhân quả, nói về suy nghĩ. Nên suy nghĩ thế nào? Đâu là thiện, đâu là ác? Và nhân quả của suy nghĩ thiện ác thế nào? Lời nói thế nào? Nhân quả của lời nói ra sao? Việc làm thế nào? Nhân quả của việc làm này dẫn chúng ta đến đâu?
Mình luôn luôn học trong đạo Phật, tư duy về thân làm những việc gì đi đến lợi ích hay khổ đau, cho nên mình sẽ là người trả lời được họ. Đến giữa chúng sinh nào, mình cũng là người làm chủ, do mình kiểm soát và tìm hiểu về tham, về sân, về yêu thương, về tha thứ, về từ bi, hoan hỷ, xả chấp, xả ngã. Chúng ta học Phật đều có thể giải quyết được cho mình và đều trả lời được cho người khác hết. Bởi vậy, muốn mình làm chủ trong mọi hoàn cảnh, dù là buôn bán, dù là công chức, là trí thức,... ở trong mọi lĩnh vực thì chúng ta không vượt quá những suy nghĩ, không vượt quá lời nói.
Cho nên, đạo Phật của chúng ta là chuyên sâu nghiên cứu và làm chủ cho mình trong suy nghĩ, lời nói và việc làm. Biết thế nào là đi đến khổ đau, biết thế nào là đi đến hạnh phúc. Mình đi đến đâu, ai đến với mình cũng là duyên của mình, cho nên mình muốn làm chủ được tất cả những người xung quanh mình thì nhất thiết phải nghe về Phật Pháp thật nhiều, nghe về nhân quả thật nhiều. Và những gì mình đã được nghe thì phải nghe đi nghe lại thật nhiều cho thẩm thấu, rồi mình tư duy áp dụng trong hoàn cảnh của mình rồi mình mới thực hành được, đó gọi là Văn - Tư - Tu.
Chúng ta muốn giải quyết được, tư duy được chúng ta phải nghe bài kinh nhiều lần, nghe sự phân tích thật nhiều, nghe xong mình mới có thể tư duy, áp dụng trong hoàn cảnh của mình. Còn nếu ai nghe Pháp, chỉ nghe một lần xong bỏ đó, không có tác dụng chuyển hóa, gặp hoàn cảnh tới chúng ta không biết cách áp dụng thì chúng ta vẫn là người ví như “như vịt nghe sấm”. Cho nên, mình phải nghe nhiều lần, mình hiểu rồi mình tư duy, áp dụng để mình trở thành chủ nhân của bài kinh đó.
Cho nên, khi chúng ta tu trong đạo Phật sẽ giúp chúng ta làm chủ mình và làm chủ người khác. Nếu ai đến hỏi mình thì mình có thể trả lời được, vì mình có đi tìm hiểu về tư duy, lời nói và việc của con người trong mọi hoàn cảnh, khiến cho hiện tại bớt khổ đau, vị lai không khổ đau. Còn những gì mình không trả lời được thì mình sẽ đi hỏi các vị trưởng lão đi trước, các vị Thầy tổ của mình rồi trả lời cho người ta. Còn những gì mình đã thực hành và thấy có lợi ích thì sẽ chỉ cho người ta cách thực hành để người ta cũng được lợi ích như mình.
Bởi vậy, người tu học Phật là đi đến làm chủ mình, làm chủ hoàn cảnh, giúp đỡ cho người khác và tiến tới quả Vô Thượng Bồ Đề, làm chủ cõi Sa Bà này. Mình sẽ là chỗ dựa của rất nhiều người và mình sẽ làm chủ được trong tất cả mọi hoàn cảnh; không bị ai coi thường, khinh ghét mình,... Đó chính là lợi ích của việc nghe Pháp.
Chúc quý đạo hữu chúng ta luôn luôn tinh tấn!
Các bài nên xem:
Bình luận (1)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Hương