Nhờ áp dụng 4 cách học giỏi trong bài viết dưới đây mà rất nhiều bạn học sinh bỗng nhiên được bạn bè ngưỡng mộ, thầy cô ngỡ ngàng, bố mẹ cũng ngạc nhiên,... trước sự tiến bộ nhanh chóng. Được mọi người công nhận khả năng, giờ đây, các bạn ấy đã lấy lại được sự tự tin cho mình.
Đây là những phương pháp tuy có chút khác biệt do dựa trên giáo lý nhân quả, nhưng sẽ giúp phát triển tư duy toàn diện từ những việc nhỏ nhất. Bởi người xưa nói gieo nhân nào, gặt quả nấy; muốn có quả học giỏi thì phải biết gieo nhân tương ứng.
Đó là những cách gì? Hãy đọc hết bài viết sau nhé!
Mục lục [Hiển thị]
Bí quyết học giỏi thứ nhất: Chú tâm lắng nghe - hiểu bài lập tức!
Điều đầu tiên - hãy tập lắng nghe nhiều hơn. Việc lắng nghe sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề.
Chúng ta không hiểu bài (không hiểu vấn đề) là do thiếu sự lắng nghe. Do đó, cần phải luyện tập việc lắng nghe với bất kỳ ai, bất cứ nơi nào. Dần dần, chúng ta sẽ hiểu được các vấn đề.
Ở trên lớp cũng vậy, bí kíp học giỏi ở đây là: Cố gắng giữ trật tự, tập lắng nghe, chú tâm nghe giảng mặc dù đôi khi chưa hiểu. Bởi đây chính là việc gieo nhân (lắng nghe) để nhận được quả (hiểu bài, hiểu vấn đề).
Bí quyết học giỏi thứ hai: Luôn đặt câu hỏi “Mình hiểu thế này đã đúng chưa?”
Một trong những cách học tập hiệu quả là luôn đặt câu hỏi giúp mình hiểu đúng vấn đề. Và cách luyện tập đó là hỏi lại điều mình đã được nghe, xem điều đó đã đúng với ý của người nói hay chưa? Hãy tập tư duy lại xem điều mình nghe đã chuẩn chưa từ những việc nhỏ nhất.
Ví dụ: Có người nói: “Hết giờ rồi, các bạn đi ăn cơm đi rồi lát nữa vào tập trung”. Bạn hãy hỏi lại trong đầu (trong tâm) mình một lần nữa, xem có phải mình vừa được nghe rằng, đã hết giờ, hãy đi ăn cơm và lát nữa quay trở lại để tập trung không?
Từ việc duy trì thói quen này trong các việc nhỏ, dần dần trong mọi việc, chúng ta sẽ rèn luyện được khả năng tư duy; và trong học tập, cũng sẽ hiểu được đúng vấn đề (bài học) mà thầy cô giảng.
Bí quyết học giỏi thứ ba: Đừng chỉ lý thuyết, hãy tư duy và thực hành đi!
Một trong những cách để học tốt, đó là sau khi lắng nghe, xác nhận mình đã hiểu đúng thì hãy tư duy thật kỹ, thật sâu vấn đề.
Vấn đề khiến chúng ta học kém, đó là khi không hiểu bài, đọc đề bài không hiểu được thì sinh ra chán nản, bỏ không làm nữa. Vậy nên, chúng ta hãy rèn luyện để phát triển tư duy trong tất cả mọi việc thì sẽ thông minh hơn, học tốt hơn và dễ dàng hiểu được các vấn đề.
Lấy ví dụ cách áp dụng để phát triển tư duy trong một việc nhỏ như sau: Hôm nay, mẹ bảo: “Đi học về con nhớ quét nhà nhé!”. Bạn hãy lập trình lại trong đầu một lần nữa là mẹ dặn mình hôm nay đi học về nhớ quét nhà.
Tiếp đó, chúng ta tư duy xem quét nhà vào thời gian nào? Sau đó, chúng ta sẽ quét được nhà theo những gì đã lập trình trong đầu.
Hãy áp dụng cách trên vào tất cả công việc nhà và việc học ở trường. Đến lớp, trật tự nghe giảng, đọc lại vấn đề mình đã học, đọc lại thật kỹ đề bài, tư duy lại thì chắc chắn bạn sẽ làm được.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng đừng vội coi thường, bạn hãy cứ thử làm theo mà xem. Rồi bạn sẽ thấy, nếu cứ duy trì thói quen từ những việc nhỏ như vậy, dần dần trong tất cả mọi việc, bạn sẽ hiểu được vấn đề, trí tuệ phát triển, thông minh hơn và học tốt lên trông thấy. Chẳng cần phải đao to búa lớn, đây là cách để học giỏi hơn, tuy “nhỏ mà có võ” đấy!
Bí quyết học giỏi thứ 4: Tôn trọng ý kiến của người khác - tiến bộ nhanh chóng
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là thực hành tôn trọng ý kiến của người khác. Thoạt nghe, có lẽ nhiều bạn sẽ không hiểu, nó có gì liên quan đến cách để học giỏi toàn diện, phải không?
Hãy thử phân tích một trường hợp cụ thể. Ví dụ, bạn học môn Vật Lý không được tốt cho lắm và bố bạn chưa hài lòng về việc đó nên đã nói những lời khiến bạn chạnh lòng. Tuy nhiên, hãy tạm gạt điều này qua một bên và thử nghiêm túc suy nghĩ xem, việc bố bạn nói có đúng không? Việc bạn học kém có thật không?
Nếu là thật, hãy dũng cảm mà thừa nhận rằng mình học chưa giỏi nhưng mình sẽ cố gắng. Cố gắng bằng cách nào?
Rất đơn giản, hãy nhờ bố kèm mình học. Trong quá trình hai bố con cùng học với nhau, nếu chỗ nào chưa hiểu, cũng cứ mạnh dạn hỏi và nhờ bố giảng lại cho mình. Như thế hai bố con sẽ nói chuyện với nhau nhiều hơn. Có thể bạn không tin nhưng chắc chắn sau đó, học lực của bạn sẽ cải thiện đáng kể. Hoặc trong công việc nhà, có thể nhờ bố góp ý cho mình xem mình quét nhà như vậy đã được hay chưa, có cần điều chỉnh gì hay không?
Khi chúng ta thường lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác (gieo nhân) thì chúng ta sẽ không bị nói xấu, không bị cắt ngang lời và học hành tốt lên (quả). Không phải điều gì xa vời, đó chính là cách vận hành của quy luật nhân - quả trong cuộc sống.
---
Trên đây là những phương pháp do Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh: Tâm Chiếu Hoàn Quán) - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng chia sẻ. Cô cũng là chủ nhiệm của CLB La Hầu La - nơi có rất nhiều bạn học sinh ở mọi lứa tuổi vô cùng tài năng, có thành tích rất cao trong học tập,... nhờ áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả mà Cô hướng dẫn.
Các bạn hãy cứ thử áp dụng và thực hành một thời gian, chắc chắn sẽ không phải thất vọng và sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài việc vận dụng 4 bí kíp trên, đừng quên tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức hàng ngày để được kết quả tốt nhất nhé!
Các bài nên xem:
Bình luận (84)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn Thị lựu
hai nguyen hai
Nguyễn Thị Thanh Nga
Phạm Thị Dung
Dương Hồng