Tại sao bà Phạm Thị Yến đề nghị triệu tập 7 phóng viên báo Lao động với tư cách người làm chứng?

Như tin đã đưa, sáng nay 19/01/2022, bà Phạm Thị Yến đã nộp đơn cho Tòa án tỉnh Quảng Ninh đề nghị triệu tập 7 phóng viên báo Lao động gồm: Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Thị Huyên, Trần Huy Tuấn, Phạm Văn Đông, Nguyễn Tuấn Anh, Dương Đình Trường và Trần Hồng Khanh tham gia phiên tòa phúc thẩm với tư cách Người làm chứng.

Vậy lý do gì bà Phạm Thị Yến đề nghị triệu tập các phóng viên nói trên?

Trong đơn bà Phạm Thị Yến trình bày:

Ngày 14 tháng 6 nhuận năm Đinh Dậu, tức ngày 05/8/2017, chị Đỗ Phượng Thu (địa chỉ:… ) cùng mẹ lên chùa Ba Vàng cầu siêu cho bố. Khi đến chùa Ba Vàng, chị Thu có biểu hiện không bình thường về thể chất và tâm thần (hai môi bập vào nhau liên tục, kêu khóc những lời khó hiểu, toàn thân co giật, lăn lộn, giãy giụa nhiều giờ, dẫn đến kiệt sức). Chị Thu thường xuyên có biểu hiện bất thường như trên kể từ sau khi bố mất (dân gian thường gọi là bị vong nhập). Khi chị Thu đến chùa Ba Vàng thì bà Yến không có mặt tại chùa Ba Vàng. Người dân thấy tình trạng của chị Thu như vậy đã gọi điện cho bà Yến nhờ giúp đỡ. Bà Yến đã nói chuyện qua điện thoại, dỗ dành chị Thu, nhưng chị Thu vẫn không bình thường trở lại. Sau đó, bà Yến mới đến chùa Ba Vàng, trực tiếp sử dụng liệu pháp tâm lí theo giáo lí nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo để nói chuyện với chị Thu, giúp chị trở lại tình trạng bình thường. Như vậy, bà Yến chỉ có hành vi cứu giúp chị Thu từ tình trạng bất thường về thể chất và tâm thần trở lại tình trạng bình thường, chứ hoàn toàn không có hành vi gọi hồn người chết nhập vào chị Thu (theo Từ điển Tiếng Việt, “Gọi hồn là gọi linh hồn người đã chết về nhập vào đồng cốt để hỏi chuyện, theo mê tín). Sự việc nói trên được những người dân xung quanh ghi hình, dựng thành clip “Báo oán truyền kiếp” và đưa lên nhiều trang mạng xã hội khác nhau, trong đó mạng youtube công bố sớm nhất vào ngày 29/11/2017 (Vi bằng số 64/2021/VB-TPLUB ngày 26/4/2021).

Sáng ngày 20/3/2019, báo Lao Động điện tử đăng clip “Truyền bá truyện vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỷ” / “Gọi vong chùa Ba Vàng – bí ẩn nguồn thu trăm tỷ”. Trong clip này, phóng viên báo Lao Động hoàn toàn không phát hiện được bà Yến thỉnh vong, gọi hồn tại chùa Ba Vàng mà chỉ lấy hình ảnh bà Yến cứu giúp chị Thu vào ngày 05/8/2017 trong clip trên mạng xã hội, cắt xén, ghép vào clip của báo Lao Động, không trích nguồn, ngang nghiên dán logo của báo Lao Động đè lên, khiến mọi người hiểu nhầm bà Yến có hành vi thỉnh vong tại chùa Ba Vàng (phút 04:12 đến 05:51 clip của báo Lao động). Ủy ban nhân dân phường Quang Trung khi lập Biên bản làm việc ngày 25/3/2019 và Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí khi xét xử sơ thẩm đã bỏ qua dấu hiệu cắt ghép, dán đè logo này và không trưng cầu giám định clip của báo Lao Động. Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí khi xét xử sơ thẩm không triệu tập phóng viên báo Lao Động với tư cách người làm chứng mà chỉ triệu tập Đại diện báo Lao Động với tư cách Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Hậu quả là Đại diện báo Lao Động không có mặt, không gửi lời khai đến phiên tòa mà không thể dẫn giải được, thể hiện thái độ coi thường Tòa án, làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

Bà Phạm Thị Yến lập luận:

Giả sử trái đạo lý đến mức coi việc bà Yến cứu giúp chị Thu vào ngày 05/8/2017 là vi phạm hành chính thì hành vi đó đã hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy, việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Quang Trung ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà vào ngày 26/3/2019 là oan sai (Theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 01 năm tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm).

Cuối cùng, bà Phạm Thị Yến đề nghị Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh triệu tập các phóng viên - tác giả clip của báo Lao Động tham gia phiên tòa với tư cách Người làm chứng gồm 07 người có tên nêu trên để xác định trong clip của báo Lao Động bà Yến có hành vi thỉnh vong, gọi hồn tại chùa Ba Vàng không? Nếu có thì vào giờ, ngày, tháng, năm nào? Còn thời hiệu xử lý vi phạm hành chính không?

Trong một diễn biến khác, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã chủ động triệu tập 5 Người làm chứng, trong đó có chị Đỗ Phượng Thu, người được bà Yến cứu giúp khỏi tình trạng bất thường về thể chất và tâm thần.

So với việc Tòa án nhân dân TP Uông Bí khi xét xử sơ thẩm không hề triệu tập Người làm chứng và không trình chiếu bất cứ một clip nào để đánh giá chứng cứ thì việc Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh triệu tập đến 5 người làm chứng là dấu hiệu ban đầu cho thấy có vẻ khách quan hơn?

Hy vọng, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ chấp nhận đề nghị của bà Phạm Thị Yến, triệu tập thêm 7 phóng viên của báo Lao động với tư cách Người làm chứng để tăng cường tính tranh tụng theo yêu cầu cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước.

Sau đây là một phần Đơn đề nghị của bà Phạm Thị Yến.

trieu-tap

Các bài nên xem:

-
aa
+
2,979 lượt xem
19/01/2022

Bình luận (25)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. N
    N

    Nguyễn Nhàn

    13/07/2022
    Đề nghị Báo Lao Động ra mặt
  2. N
    N

    Nguyễn Thị Thanh Nhàn

    13/07/2022
    Đề nghị toà án xử công khai cho toàn dân biết
  3. H
    H

    Hà thị mai Phương

    13/07/2022
    Mong cô được giải oan. Người dân mới đc biết nhiều phật Pháp
  4. N
    N

    Nguyễn thị thắng

    13/07/2022
    Nếu tòa án xử oan sai tiếp tôi đề nghị chuyển lên trung ương. Chứ không để báo chí vu khống hại người như vậy được.
  5. C
    C

    Chu Thị Nam Phương

    13/07/2022
    7 phóng viên báo Lao Động hãy xuất hiện đi, và nói xem nhìn thấy Cô Yến thỉnh vong vào ngày, giờ, tháng, năm nào! Nếu bản thân các vị quang minh chính trực thì phải dám xuất hiện chứ đừng vắng mặt mặt nữa.