Vụ bà Phạm Thị Yến kiện Chủ tịch phường Quang Trung: Tạp chí người xây dựng hy vọng tòa phúc thẩm xét xử công minh, đúng pháp luật

Kính thưa quý Phật tử và các bạn!

Trong vụ án hành chính bà Phạm Thị Yến kiện Chủ tịch phường Quang Trung, Tạp chí Người Xây dựng kêu gọi Tòa án tỉnh Quảng Ninh: “Xin hãy tin rằng, bà Phạm Thị Yến cũng chỉ là một người dân, mà người dân ở bất cứ xã hội nào cũng vậy, đều cần một môi trường luật pháp rành mạch, công minh và vững chắc để được bảo vệ an toàn!”

Trước đó, phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính bà Phạm Thị Yến kiện Chủ tịch UBND phường Quang Trung chưa đáp ứng được tính hợp pháp, đúng đắn và lẽ công bằng.

Căn cứ vào các bằng chứng không xác nhận nguồn gốc, đã qua kỹ xảo cắt ghép mà bên bị kiện cung cấp cho Tòa án, bên cạnh đó là sự thiếu vắng lời khai của các nhân chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (báo Lao động) trong phiên tòa, thế nhưng, Hội đồng xét xử sơ thẩm vẫn quyết định bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị Yến.

Sau phiên tòa sơ thẩm, phán quyết của Tòa án hoàn toàn chỉ được truyền thông theo hướng “một chiều”, không hề đề cập đến hoạt động tranh tụng và những lập luận từ phía người đại diện và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bà Phạm Thị Yến, khiến dư luận không thể nào có cơ hội nhìn nhận, đánh giá khách quan.

Nhận định về phiên tòa sơ thẩm của Tòa án thành phố Uông Bí, Tạp chí Người Xây dựng cho rằng: “Nếu như hoạt động xét xử quá sa lầy trong “áp lực” bởi những định kiến dư luận cho rằng có hành vi “thỉnh vong”, “gọi hồn”, “cúng oan gia trái chủ” tại chùa Ba Vàng, và những hành vi này là đáng lên án trong xã hội, thì phán quyết của tòa không tạo nên sự thuyết phục cho cả nguyên đơn lẫn người quan tâm tới hoạt động tố tụng. Khi tòa án không thuyết phục được nguyên đơn, trong trường hợp này, bà Phạm Thị Yến có quyền kháng cáo phúc thẩm và khiếu nại giám đốc thẩm, để đòi lại lẽ công bằng cho chính mình”.

Hãy cùng đón đọc bài báo “Sau phiên tòa sơ thẩm, nghĩ về định kiến và lẽ công bằng” của tác giả Nguyễn Hạnh - Văn Bảo được đăng trên Tạp chí Người Xây Dựng để hiểu rõ và có đánh giá khách quan về phán quyết trong phiên tòa sơ thẩm bà Phạm Thị Yến kiện Chủ tịch UBND phường Quang Trung. Bởi, bất cứ ai cũng cần biết sự thật!


Sau phiên sơ thẩm, nghĩ về định kiến và lẽ công bằng

Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị Yến (sinh năm 1970, thường trú tại Tổ 2B, khu 1A, phường Hồng Hải, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) và bị đơn là Chủ tịch UBND phường Quang Trung (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) về việc “Khiếu kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Lợi dụng hoạt động thỉnh vong, gọi hồn làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa” đã khép lại vào ngày 05/04/2021. Sau phiên sơ thẩm, dù dư luận không quá “ồn ào” như khi sự việc khởi phát, nhưng lại khiến những người quan tâm tới vụ kiện đặt câu hỏi rất lớn về cái gọi là “định kiến” và “lẽ công bằng” trong xét xử.

Bác đơn khởi kiện của bà Phạm Thị Yến, TAND TP Uông Bí bảo vệ các Quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND phường Quang Trung

Trong phiên sơ thẩm ngày 05/04/2021, Tòa án nhân dân TP Uông Bí tuyên xử: Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị Yến về việc “Yêu cầu hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 01/QĐ-XPVPHC ngày 26/03/2019 của Chủ tịch UBND phường Quang Trung và hủy Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 43/QĐ-SĐXPVPHC ngày 16/07/2020 của Chủ tịch UBND phường Quang Trung”. Phán quyết của Tòa án nhân dân TP Uông Bí được đưa ra dựa trên những nhận định sau đây của Hội đồng xét xử:

Thứ nhất, “hành vi “thỉnh vong”, “gọi hồn”, “cúng oan gia trái chủ” của bà Phạm Thị Yến tại chùa Ba Vàng đã diễn ra nhiều lần, trong thời gian dài và trái pháp luật. Hành vi này đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng

chính thống

như Báo Lao động điện tử, truyền hình và qua nguồn tin phản ánh của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận”.

Thứ hai, “Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản khẳng định: Nghi thức “thỉnh vong”, “cúng oan gia trái chủ” không có trong giáo lý Phật giáo. Như vậy, hành vi của bà Phạm Thị Yến là trái pháp luật và không tuân thủ các quy định về giáo lý Phật giáo, không tuân thủ danh mục hoạt động tôn giáo đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.
Theo hồ sơ vụ án, vào ngày 26/3/2019, ông Nguyễn Phúc Quảng - Chủ tịch UBND phường Quang Trung - đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Phạm Thị Yến về hành vi “lợi dụng hoạt động thỉnh vong, gọi hồn làm ảnh hưởng nếp sống văn hóa”. Chính quyền địa phương xác định “bà Yến đã vi phạm nhiều lần, cần áp dụng tình tiết tăng nặng” nên đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Yến số tiền 5 triệu đồng. Sau khi bị xử phạt, bà Yến khởi kiện Chủ tịch UBND phường Quang Trung ra tòa.

Thiếu thông tin tranh tụng tại tòa, hoạt động xét xử được truyền thông nhìn nhận theo hướng “một chiều”

Sau phiên xét xử sơ thẩm hôm 5/4, các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương đồng loạt đăng tải phán quyết của Tòa án nhân dân TP Uông Bí và những lập luận từ phía Hội đồng xét xử. Chỉ có điều, dường như truyền thông đã “quên” không đề cập đến hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Do đó, người đại diện của bà Phạm Thị Yến và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Yến đều chưa có cơ hội để chuyển tải những lập luận, chứng cứ, luận cứ của họ tới đông đảo độc giả và người dân quan tâm tới vụ việc này.
Phiên tòa mà bà Phạm Thị Yến là nguyên đơn dường như chỉ được tường thuật “một chiều”. Sau phiên sơ thẩm, dư luận không “nổi sóng”. Người dân TP Uông Bí nói riêng và dư luận cả nước nói chung không có cơ hội để nhìn nhận quá trình xem xét, đánh giá và ra phán quyết từ phía Hội đồng xét xử. Họ không thể biết thủ tục tố tụng tại tòa đã bảo đảm để các bên phản ánh hết ý kiến của mình với Tòa án một cách trực tiếp hay chưa? Họ cũng không thể hiểu các thủ tục đó bảo đảm sự giám sát của Viện kiểm sát, của các luật sư hay chưa?
Bản án của Tòa án nhân dân TP Uông Bí về cơ bản không được quan tâm, không tạo nên những động thái phản ứng trái chiều. Khác hẳn với mục tiêu mà các cấp tòa án luôn hướng tới là các bản án, quyết định của tòa án được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ. Nếu dư luận không đồng tình ủng hộ, tức là mục tiêu đó không đạt được. Và do đó, tác dụng tuyên truyền, phổ biến pháp luật trước, trong và sau phiên tòa rất thấp.

Khi viết những dòng này, người viết mong muốn các chủ thể trong quan hệ tư pháp liên quan đến vụ án, hãy cùng nhau phụng sự công lý. Trong hoạt động xét xử, phán quyết của tòa phải dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Có như thế mới bảo đảm được lẽ công bằng trong xét xử.

Quyết định xử phạt bà Phạm Thị Yến đã đảm bảo đúng đối tượng, thẩm quyền và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hay chưa?

Với niềm tin có thể nhìn nhận toàn cảnh phiên tranh tụng tại tòa, phóng viên đã tìm kiếm thông tin theo nghiệp vụ riêng. Do đó, đã có thể nắm rõ những lập luận từ phía người đại diện của bà Phạm Thị Yến và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Yến. Để bảo vệ “thân chủ” của mình, phía người đại diện của bà Phạm Thị Yến và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Yến đã đưa ra những luận điểm sau:

Thứ nhất, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 01/QĐ-XPVPHC ngày 26/03/2019 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 01 - PV) phạt bà Phạm Thị Yến 5 triệu đồng về hành vi lợi dụng hoạt động “thỉnh vong”, “gọi hồn” làm ảnh hưởng nếp sống văn hóa (với tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần) đã không hề căn cứ vào bất kì Biên bản vi phạm hành chính nào, mà chỉ căn cứ vào Đề nghị của Công chức Văn hóa - Xã hội phường. Quyết định này không có căn cứ vì không có biên bản vi phạm hành chính kèm theo (vi phạm Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính).
Thứ hai, sau khi bà Phạm Thị Yến khởi kiện yêu cầu hủy bỏ Quyết định số 01 trước TAND TP Uông Bí thì Chủ tịch UBND phường Quang Trung mới ra Quyết định số 43/QĐ-SĐXPVPHC ngày 16/7/2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 43 - PV), “sửa sai” Quyết định số 01 nói trên bằng việc bổ sung 02 Biên bản là: Biên bản làm việc đề ngày 25/3/2019 và Biên bản vi phạm hành chính số 01/BB-VPHC đề ngày 26/3/2019. Vậy nhưng, tại thời điểm UBND phường Quang Trung ban hành Quyết định xử phạt số 01 hoàn toàn không có 02 biên bản này.

Vậy sẽ phải hiểu như thế nào về sự xuất hiện của 02 biên bản nêu trên? Các văn bản này có thật hay không, hay có sự “biến hóa” nào đó nhằm hợp thức hóa điều kiện ban hành Quyết định xử phạt bà Yến? Hơn nữa, việc ra Quyết định số 43 là vi phạm thời hạn quy định tại Điều 6c Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ, bởi việc sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định. Trong khi đó, UBND phường Quang Trung đã chờ tới 1 năm, 3 tháng, 20 ngày, mới cho ra được Quyết định số 43?
Vì những lý lẽ trên, người đại diện của bà Phạm Thị Yến và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Yến khẳng định rằng bà Phạm Thị Yến không có hành vi vi phạm hành chính. Nếu cho rằng bà Phạm Thị Yến có hành vi vi phạm hành chính thì hành vi đó cũng đã hết thời hiệu xử phạt.

Bà Phạm Thị Yến có hành vi “thỉnh vong”, “gọi hồn”, “cúng oan gia trái chủ” tại chùa Ba Vàng như viện dẫn tại Quyết định số 01 hay không?

Cùng với những lập luận nhằm giúp Hội đồng xét xử nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng thẩm quyền về nội dung, thẩm quyền về hình thức trong việc Chủ tịch UBND phường Quang Trung ra các Quyết định số 01 và Quyết định số 43, từ đó có thể ra một phán quyết công tâm về tính hợp pháp của quyết định hành chính. Người đại diện của bà Phạm Thị Yến và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Yến cũng đưa ra những lập luận liên quan đến nội dung xử phạt trong các Quyết định số 01 và Quyết định số 43. Cụ thể như sau:

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Phạm Thị Yến không thừa nhận chùa Ba Vàng “gọi hồn”, mà chỉ thừa nhận chùa Ba Vàng “thỉnh vong”. Việc “thỉnh vong” là vấn đề “nghi lễ”, nội bộ của Giáo hội, chưa được pháp luật điều chỉnh. Hành vi “thỉnh vong” mà báo Lao động điện tử phát hiện là hành vi của nhà sư chùa Ba Vàng, không phải là hành vi của bà Phạm Thị Yến. Hơn nữa, hình ảnh người giống bà Phạm Thị Yến trong clip của báo Lao động điện tử, không có sự thừa nhận của bà Yến và không có kết luận giám định người đó chính là bà Phạm Thị Yến. Các clip do bên bị kiện cung cấp cho Tòa án đều chưa có văn bản xác nhận nguồn gốc, nên không được coi là chứng cứ tại tòa.

UBND phường Quang Trung không phát hiện được quả tang bà Phạm Thị Yến “thỉnh vong”. Bà Phạm Thị Yến không phải là chức sắc, chức việc, nhà tu hành của chùa Ba Vàng, nên là chủ thể độc lập với chùa Ba Vàng, không chịu trách nhiệm về hành vi “thỉnh vong” của chùa Ba Vàng. Nếu cho rằng việc “thỉnh vong” của chùa Ba Vàng là vi phạm pháp luật thì phải phạt chùa Ba Vàng, phạt chính nhà sư có hành vi “thỉnh vong” mà báo Lao động điện tử phát hiện được, chứ không thể phạt bà Phạm Thị Yến - người không có hành vi “thỉnh vong”?

Các luật sư của bà Phạm Thị Yến đã chứng minh bà Yến chỉ có hành vi “giảng pháp”. “Giảng pháp” là quyền tự do tôn giáo theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Giả sử cho rằng bà Phạm Thị Yến “giảng pháp” sai giáo lý Phật giáo hoặc xúc phạm cá nhân thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cá nhân đó có quyền kiện bà Yến trước Tòa án và đó là quan hệ pháp luật dân sự, không được hành chính hóa.

Luật sư lập luận rằng, UBND phường Quang Trung đã áp dụng điểm a, khoản 2, Điều 15 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo để xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Phạm Thị Yến. Quy định này đòi hỏi 02 điều kiện cần và đủ, đó là phải có hành vi “gọi hồn” và có hành vi “trục lợi”.

Thế nhưng, Chủ tịch UBND phường Quang Trung hoàn toàn không chứng minh được bà Phạm Thị Yến trục lợi bao nhiêu tiền, của ai, vào thời gian nào, địa điểm nào. Giả sử cho rằng hành vi nói trên của bà Phạm Thị Yến là vi phạm hành chính đi chăng nữa thì hành vi đó đã kết thúc, chứ không phải là đang thực hiện thì bị phát hiện. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đã kết thúc là 01 năm, tính từ thời điểm chấm dứt vi phạm theo quy định tại điểm a, b, khoản 1, Điều 6 Luật xử lí vi phạm hành chính. Chủ tịch UBND phường Quang Trung không chứng minh được hành vi vi phạm hành chính (nếu có) của bà Phạm Thị Yến thực hiện ngày, tháng, năm nào nên không thể xác định được thời hiệu xử phạt.

Những điều đọng lại sau phiên sơ thẩm và những kỳ vọng về một phiên tòa xét xử công minh, đúng pháp luật

Cần thấy rằng, hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước nhằm xem xét, đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích khác nhau trong các tranh chấp hay mâu thuẫn đó. Nếu như hoạt động xét xử quá sa lầy trong “áp lực” bởi những định kiến dư luận cho rằng có hành vi “thỉnh vong”, “gọi hồn”, “cúng oan gia trái chủ” tại chùa Ba Vàng, và những hành vi này là đáng lên án trong xã hội, thì phán quyết của tòa không tạo nên sự thuyết phục cho cả nguyên đơn lẫn người quan tâm tới hoạt động tố tụng. Khi tòa án không thuyết phục được nguyên đơn, trong trường hợp này, bà Phạm Thị Yến có quyền kháng cáo phúc thẩm và khiếu nại giám đốc thẩm, để đòi lại lẽ công bằng cho chính mình.

Hy vọng rằng, nếu phải kéo dài vụ kiện tới phiên phúc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử tại các phiên tòa này cần nắm được một cách toàn diện về tất cả các chứng cứ, tình tiết của vụ án, từ đó tranh luận, nghị án và ban hành bản án hoặc quyết định của Hội đồng xét xử công minh, đúng pháp luật. Quy trình này cần tôn trọng sự thật và phán quyết của tòa cần đề cao tính thượng tôn pháp luật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào.
Xin hãy tin rằng, bà Phạm Thị Yến cũng chỉ là một người dân, mà người dân ở bất cứ xã hội nào cũng vậy, đều cần một môi trường luật pháp rành mạch, công minh và vững chắc để được bảo vệ an toàn!

Nguyễn Hạnh - Văn Bảo

bao-tap-chi-nguoi-xay-dung-1


Không đồng tình với phán quyết của Hội đồng xét xử sơ thẩm, cũng như nhận thấy sự vắng mặt của báo Lao động ảnh hưởng lớn đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, bà Phạm Thị Yến đã kháng cáo, yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm đã quyết định đưa vụ án ra xét xử:

https://phamthiyen.com/phien-toa-phuc-tham-ba-pham-thi-yen-kien-chu-tich-phuong-quang-trung-lai-trieu-tap-dai-dien-bao-lao-dong-va-trieu-tap-them-5-nguoi-lam-chung/

Các bài nên xem:

-
aa
+
3,287 lượt xem
18/01/2022

Bình luận (34)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. N
    N

    Nguyễn Thị Thảo

    13/07/2022
    Chúng tôi chỉ là người dân bình thường, nghe qua việc làm của chủ tịch UBND phường quang trung, TP Uông bí Quảng Ninh thật là bất bình không hợp lòng dân chút nào
  2. P
    P

    Phạm Thị Doanh

    13/07/2022
    Người dân như chúng tôi luôn tin tưởng vào các cấp lãnh đạo khi lãnh đạo Đất nước đi lên như ngày hôm nay để chúng tôi có môi trường tu học Phật. Cô Yến đã giúp bao người biết đến Phật để tu nhân quả thiện lành, làm lợi ích cho mình, cho những người xung quanh. Tôi rất mong Tòa án sẽ có quyết định đúng đắn minh oan cho cô Yến.
  3. C
    C

    Chu Thị Nam Phương

    13/07/2022
    Tán thán Tòa án nhân dân quận Đống Đa giải quyết vụ Cô kiện báo Kinh tế và Đô thị rất khách quan, là tấm gương sáng trong việc bảo vệ pháp luật và bảo vệ người dân
  4. D
    D

    Diệu Tâm

    13/07/2022
    Luật Pháp, chính pháp chính nghĩa, công minh, chính trực…đều không nằm ngoài nhân quả. Những kẻ làm trái với những điều trên, trái với lương tâm nghề nghiệp, không có bằng chứng đúng, biên bản cụ thể không rõ ràng, không có sự hiểu biết về Phật Pháp, mà chỉ tập chung hướng về trục lợi cho bản thân, muốn gây ác hại cho người dân sống lương thiện. Kính đề nghị Tòa án luật pháp Việt Nam sáng suốt công minh phán xét giải oan cho người luôn sống với tâm đức cao quý đầy bắc ái luôn mở rộng lòng từ yêu thương tới nhân loại như Bà Phạm Thị Yến
  5. T
    T

    Tam

    13/07/2022
    Phải công bằng văn minh cho người dân chúng tôi chứ cứ tin vào 1 bài báo mà xử oan là đáng lên án