3 cách tu để không mắc khẩu nghiệp, cuộc sống an ổn, không gặp tai họa

Nói về khẩu nghiệp, Đức Phật dạy: Phàm người sống ở đời, miệng lưỡi chính là gươm đao, hay “phủ tại khẩu trung” (miệng lưỡi của mình lại là cây kiếm, cái búa giết chết chính mình). 

Quả báo khẩu nghiệp là vô cùng nặng nề và dễ mắc phải, nhưng nhiều người không hay biết hoặc lờ đi, tặc lưỡi cho qua. Nếu không biết khéo giữ miệng thì sẽ gặp vô vàn tai họa. 

Bài viết dưới đây sẽ giải thích khẩu nghiệp là gì, quả báo và cách tu khẩu nghiệp để không bị tổn phước, cuộc sống được an ổn, tốt đẹp.

tu-khau-nghiep-2

Khẩu nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp là nghiệp do miệng của mình mà sinh ra, do lời nói của mình sinh ra mà tạo thành nghiệp. 

Xem thêm: Nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp rất nặng, đôi khi một lời nói cũng có thể làm mất hết tất cả sự nghiệp của một người, hủy hoại cuộc đời một con người. Trong khi, có lời nói lại làm cho người khác nở mày nở mặt, được công thành danh toại. Cho nên, lời nói là vô cùng quan trọng. 

Một số biểu hiện của khẩu nghiệp: 

+ Buôn chuyện: Đem chuyện của người khác ra để soi mói, nói xấu, kể lể, khiến cho người ta bị khốn khổ.

+ Nói lời ác khẩu: Những lời nói khiến cho người khác nói mất danh dự, phỉ báng họ trước đám đông, đe dọa khiến cho người khác phải lo sợ, đau khổ. 

+ Nói điều thị phi (thêu dệt): Tức là phỏng đoán, nói theo cảm tính, nói không có sự hiểu biết, thấu đáo, không biết sự thật mà vẫn nói. 

+ Nói dối: Nói không đúng sự thật. Tức là có nói là không, không nói là có, đúng nói là sai, sai nói là đúng,... Còn những lời nói dối không làm tổn hại đến ai mà đem lại lợi ích cho mọi người, cho số đông thì không phải là khẩu nghiệp ác. 

+ Nói lưỡi đôi chiều (hay còn gọi là nói lời đâm thọc, nói lời chia rẽ): Nói xấu người này với người kia, khiến cho họ hiểu lầm, mâu thuẫn với nhau, dẫn đến chia rẽ. 

Buôn chuyện là một trong những biểu hiện của khẩu nghiệp (ảnh minh họa)

Buôn chuyện là một trong những biểu hiện của khẩu nghiệp (ảnh minh họa)

Quả báo khẩu nghiệp

Quả báo của tội khẩu nghiệp là vô cùng khủng khiếp. Có lời nói ra thì được phước báu, còn có lời phát ra thì làm tổn hao phước báu. 

- Buôn chuyện, khẩu nghiệp làm hại người thì sau này sẽ bị người khác soi mói, đặt điều, có thể bị vu khống, bị người khác hiểu lầm khiến cho mình phải gặp chướng ngại, bị phiền não, đau khổ. Người như vậy sống ở đâu cũng bị xét nét, không được người khác tha thứ, bao dung mà thường bị để ý, bắt lỗi từng chút một. 

- Nói lời ác khẩu: Đức Phật cũng dạy, người hay nói lời ác, mắng chửi, thóa mạ, kiêu mạn, khinh mạ người thì thường mang thù oán theo mình, mang thù kết oán với mọi người.

Người hay nói lời ác, mắng chửi,... người khác thì thường mang thù kết oán với mọi người theo mình (ảnh minh họa)

Người hay nói lời ác, mắng chửi,... người khác thì thường mang thù kết oán với mọi người theo mình (ảnh minh họa)

- Nói lưỡi đôi chiều (đâm thọc, chia rẽ) thì sau này đều sẽ bị đọa địa ngục. Hết đọa địa ngục, lại tái sinh lên làm những loài ngạ quỷ, đi đến đâu cũng bị những loài khác xâu xé. Hết tội ngạ quỷ lại đầu thai làm súc sinh, nhưng sẽ sinh vào những loài vật 2 đầu. Ví dụ như con rắn, con bê,... 2 đầu. Tái sinh làm người thì cũng có thể bị sinh làm người 2 đầu, hoặc là sinh vào gia đình luôn bị lục đục, mâu thuẫn, không hạnh phúc.

Nói lưỡi đôi chiều sẽ bị quả báo sinh làm loài vật hai đầu (ảnh minh họa)

Nói lưỡi đôi chiều sẽ bị quả báo sinh làm loài vật hai đầu (ảnh minh họa)

- Nói dối: 

+ Người nói dối sẽ mang tâm lý rất lo âu, sợ hãi bị bại lộ. Nỗi sợ hãi này còn có thể trở thành ác mộng, ám ảnh. 

+ Nói dối cũng khiến chúng ta bị mệt tâm, mệt trí vì phải nặn đầu, nặn óc suy nghĩ ra những thứ liên đới khác để bao che, biện hộ cho lời nói dối của mình. 

+ Tâm lý luôn bị bất an, sợ mất uy tín với người khác. 

+ Không được mọi người tin tưởng (mình nói ít người nghe, tin theo)

+ Nguy hiểm hơn, về mặt tâm linh, nếu nói dối việc hệ trọng, liên quan đến vận mệnh của một con người thì chúng ta có thể bị Quỷ Thần quở phạt. 

- Nói lời phê bình, chỉ trích, thô ác thì dù phước báu cực khổ gieo tạo nhiều đời, cũng có thể tiêu tan hết trong giây lát. 

Người nói dối rất lo âu, sợ hãi và có thể bị ám ảnh vì ác mộng (ảnh minh họa)

Người nói dối rất lo âu, sợ hãi và có thể bị ám ảnh vì ác mộng (ảnh minh họa)

Dưới đây là hai câu chuyện tiêu biểu về khẩu nghiệp trong đạo Phật.  

Chịu quả báo làm gái lầu xanh vì rủa người khác là “con đĩ”

Trong kiếp xưa, có ba cô gái đi vào chùa. Đi đến cổng chùa, ba cô thấy một bãi phân chó nhưng ai cũng thấy ghê nên nhắm mắt bước qua. Ngay sau đó, một cô gái khác cũng đi đến, thấy bãi phân chó và chứng kiến ba cô bạn kia bỏ đi, cô mới chửi đổng rằng: “Ba con đĩ kia, nhìn thấy bãi phân thế này mà không biết hót đi”. Tuy chửi mắng rất tệ, nhưng cô vẫn dọn dẹp bãi phân để cửa chùa được sạch sẽ.

Do công đức dọn sạch cổng chùa, nên kiếp sau, cô gái ấy tái sinh thành một người con gái rất xinh đẹp. Nhưng cô lại phải chịu quả báo làm gái lầu xanh do trong tiền kiếp nguyền rủa, xúc phạm người khác là “con đĩ”.

Bị đọa 500 kiếp làm chó vì nói lời chê bai bậc chân tu

Trong nhà Phật có câu chuyện: Có một chú Sadi chê trách một vị Tỳ-kheo đã chứng Thánh quả là tụng kinh như chó sủa. Vị Tỳ-kheo đã nhắc chú phải sám hối ngay, nếu không thì với nghiệp này, chắc chắn chú sẽ phải đọa địa ngục. 

Quá sợ hãi, chú Sadi ngay lập tức quỳ sụp xuống sám hối nhưng kết quả là, chú chỉ thoát được tội bị đọa địa ngục, còn vì vẫn phải chịu dư nghiệp là 500 kiếp làm chó.

Chú Sadi chê bai vị Tỳ-kheo tụng kinh như chó sủa (ảnh minh họa)

Chú Sadi chê bai vị Tỳ-kheo tụng kinh như chó sủa (ảnh minh họa)

Cách tu khẩu nghiệp 

1. Sám hối khẩu nghiệp 

Những ai đã từng tạo khẩu nghiệp ác thì cần phải sám hối tội khẩu nghiệp ngay. 

Sám hối là phải nhận thức được việc làm của mình là xấu, gây ra tổn hại và nguyện chừa bỏ. Còn nếu vừa nói bậy, khẩu nghiệp xong lại sám hối, rồi lại tái phạm và sám hối tiếp thì chỉ là sám hối ngoài miệng, “sám hối mép”. 

Để sám hối tội khẩu nghiệp, quý vị có thể thực hiện theo 2 cách sau: 

- Lễ Phật sám hối: Chúng ta thấy rằng Đức Phật là cao quý, Ngài đã dạy Pháp cho chúng ta tu hành. Vậy mà, chúng ta lại lười biếng, không chịu thực hành nên đã gây ra tội lỗi, làm tổn hại đến mình và chúng sinh. Vì thế, chúng ta lạy Phật (đảnh lễ Phật) để sám hối. 

Đối trước Đức Phật như người cha, người Thầy của mình; chúng ta tâm hướng lên chư Phật mà sám hối và tâm hướng về lỗi lầm của mình để ăn năn. Chúng ta sám hối bằng cách dừng nghiệp ác, làm các việc thiện lành tương ứng với nghiệp tội mà mình đã gây ra để chuyển hóa nghiệp. Còn nếu chỉ sám hối tội lỗi rồi lại tiếp tục tái phạm thì sẽ không thể tiêu được nghiệp.

Các Phật tử lễ Phật sám hối

Các Phật tử lễ Phật sám hối

- Tụng kinh sám hối. Ví dụ: Quý vị có thể tụng kinh Sám chuyển hóa để sám hối tội lỗi. 

Khi tụng kinh Sám Chuyển Hóa, chúng ta sẽ được tỉnh thức và nhớ ra, từ sáng đến chiều, tâm mình đã được tưới tẩm những hạt nhân ác gì. Ngay trong khi đọc, chúng ta cũng có thể phát sinh ra được cách hành xử vào ngày hôm sau để chuyển hóa cách hành xử không tốt của hôm trước và dứt trừ được các tâm cấu uế.

Tụng kinh sám hối là một trong những việc cần làm để tu khẩu nghiệp (ảnh minh họa)

Tụng kinh sám hối là một trong những việc cần làm để tu khẩu nghiệp (ảnh minh họa)

Nếu muốn biết cụ thể hơn về cách sám hối, quý vị hãy liên hệ và đăng ký tham gia đạo tràng CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng để được hướng dẫn tu tập: Đăng ký đạo tràng chùa Ba Vàng trợ giúp, hướng dẫn tu tập

2. Giữ gìn khẩu nghiệp, nói lời tốt đẹp 

Giữ gìn khẩu nghiệp là rất tốt và lợi ích trong nhân quả cho chúng ta. Chúng ta nên:

- Nói lời chân thật, không nói lời dối trá

- Nói lời hòa hợp, không nói lời chia rẽ, mất đoàn kết

- Nói lời đẹp đẽ, thanh lịch; không nói lời ỷ ngữ, thêu dệt

- Nói lời hiền hòa, từ bi; không nói lời ác độc, cay nghiệt

Nếu chúng ta giữ giới không dối láo, không lừa gạt ai mà ta nói chân thật, nói những lời hoà hợp, đoàn kết, tốt đẹp thì sẽ được phước báu có uy tín, danh dự, được mọi người tín nhiệm và giúp đỡ. 

Tu khẩu nghiệp là nói lời ái ngữ, tốt đẹp, lợi ích cho mọi người. Khi nói, viết, thì phải cẩn trọng, tư duy làm sao để đem lại lợi ích, chứ không nên để lời nói của mình làm người khác đau khổ. Tu như vậy là đúng như lời Phật dạy, và tu như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ có một khẩu nghiệp thiện lành, sẽ dẫn đến những kết quả tốt đẹp.

Chúng ta nên nói lời ái ngữ, nói lời tốt đẹp, mang lại lợi ích cho mọi người (ảnh minh họa)

Chúng ta nên nói lời ái ngữ, nói lời tốt đẹp, mang lại lợi ích cho mọi người (ảnh minh họa)

3.Tìm hiểu Phật Pháp, chăm chỉ học Pháp 

Trong cuộc sống, nếu không hiểu về Phật Pháp thì chúng ta sẽ nói rất nhiều câu nói khiến bị sa đọa. Còn những ai đã biết Phật Pháp nhưng không chịu tìm hiểu và cẩn trọng về nhân quả trong khẩu nghiệp thì cũng cực kì dễ sa đọa.

Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu Phật Pháp, tìm hiểu thật sâu, phải chăm chỉ học Pháp, nghe Pháp thì mới hiểu nhân quả và giữ gìn được khẩu nghiệp. Ai lười biếng, không chịu học Pháp, nghe Pháp và thực hành Pháp thì chắc chắn sẽ tạo nhiều nhân quả ác và phải chịu đau khổ. 

Trái lại, ai biết chuyển tải giáo Pháp của Phật, chuyển tải những sự thực hành Pháp, sự chứng nghiệm hạnh phúc trong giáo Pháp của Phật, những điều thiện lành đến cho mọi người thì sẽ được công đức, phước báu, có được trí tuệ và hạnh phúc. 

Nên chăm chỉ tìm hiểu, học Phật Pháp để giữ gìn được khẩu nghiệp (ảnh minh họa)

Nên chăm chỉ tìm hiểu, học Phật Pháp để giữ gìn được khẩu nghiệp (ảnh minh họa)

----------

Trên đây là lý giải về khẩu nghiệp và quả báo, cách tu khẩu nghiệp được tổng hợp từ chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng, giúp quý vị thực hành để không bị tổn phước và được an ổn trong cuộc sống. 

Quý vị có thể đăng ký tham gia CLB Cúc Vàng để được hướng dẫn tu tập và chuyển hóa những việc bất như ý trong cuộc sống, mang lại may mắn, phúc lộc cho bản thân và gia đình tại đây: Đăng ký đạo tràng chùa Ba Vàng trợ giúp, hướng dẫn tu tập

Các bài nên xem:

-
aa
+
1,761 lượt xem
10/11/2023

Bình luận (145)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. N
    N

    Nguyễn Kim Cúc

    03/01/2024
    Con xin thành kính tri ân công đức Cô Chủ Nhiệm đã chỉ dạy. Con xin tập thực hành để bớt tạo khẩu nghiệp
  2. N
    N

    Ngô Thị Thu Hiền

    03/01/2024
    Nếu con không được kết duyên với Phật pháp thì con không biết mình đã tạo khẩu nghiệp nhiều như vậy. Và chắc chắn con cũng không biết dừng nghiệp
  3. N
    N

    Ngô Thị Thu Hiền

    03/01/2024
    Nếu con không được kết duyên với Phật pháp thì con không biết mình đã tạo khẩu nghiệp nhiều như vậy. Và chắc chắn con cũng không biết dừng nghiệp
  4. H
    H

    Hoàng Thị Thơ

    21/12/2023
    Thật sự nếu không học Phật thì chúng con cứ mãi vô minh mà mắc phải những sai lầm để phải tự mình chịu khổ. Chúng con xin tri ân Cô đã chỉ dạy cho chúng con ạ
  5. H
    H

    Huy

    21/12/2023
    Nhân quả nghiệp báo là có thật. Phật Pháp là ánh sáng giác ngộ cho chúng sinh ạ