Hiểu đúng về cúng cô hồn để tránh rước vong vào nhà

Cúng cô hồn hay còn gọi là cúng chúng sinh, cúng thí thực; thường được nhiều gia đình thực hiện vào các ngày rằm, mùng một, hay trong tháng bảy âm lịch,... Tuy nhiên, nếu biết cúng cô hồn đúng Pháp thì sẽ mang lại lợi ích nhưng không biết cúng sẽ gặp tai họa.

Vậy nghi thức cúng lễ này thực hiện thế nào là đúng chính Pháp? Người làm lễ cần lưu ý những điều gì để tăng trưởng phước báu cho bản thân và gia đình? Xin kính mời quý đạo hữu đón đọc những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến trong bài viết dưới đây.

Nghi thức cúng cô hồn đúng Pháp và những điều cần biết

Nghi thức cúng cô hồn đúng Pháp và những điều cần biết

Cúng cô hồn là gì?

Cô có nghĩa là cô đơn, cô độc; hồn là các chúng hương linh (người sau khi chết có thể tái sinh làm chúng sinh trong cõi hương linh, ngạ quỷ). Cô hồn là các hương linh, ngạ quỷ cô đơn, vì chết là ra đi một mình, không có ai đi cùng. Vậy cúng cô hồn nghĩa là chúng ta cúng cho các hương linh - người đã chết. Đức Phật dạy đây là một phương pháp bố thí, là việc làm tốt đẹp; đặc biệt khi chúng ta hướng tâm cúng cho gia tiên đã khuất của mình.

Phật tử thực hiện nghi thức cúng cô hồn tại nhà

Phật tử thực hiện nghi thức cúng cô hồn tại nhà

Lợi ích của việc cúng cô hồn

1. Đối với các chúng hương linh

Trong bài kinh “Cúng thí người mất” Phật dạy: “Này các thiện nam, tín nữ, chỉ có một trường hợp duy nhất người chết có thể nhận được sự cúng quảy của người thân quyến. Đó là trường hợp người chết bị đọa vào ngạ quỷ. Món ăn nào mà người thân quyến muốn hiến cúng cho họ thì họ sẽ hưởng được món đó. Họ sống và hiện hữu nhờ vào các món ăn này”.
Qua văn kinh, chúng ta hiểu rõ, các chúng sinh trong cõi ngạ quỷ sẽ thọ nhận được vật thực từ người cúng, từ thân quyến hoặc khi thân quyến làm các việc phước lành hồi hướng cho họ thì họ có thể đỡ đói khát.

Việc cúng thí giúp hương linh trong cõi ngạ quỷ bớt đói khổ (ảnh minh họa)

Việc cúng thí giúp hương linh trong cõi ngạ quỷ bớt đói khổ (ảnh minh họa)

2. Đối với người cúng thí

Trong bài kinh “Làm giàu”, Đức Phật có dạy: Một trong các nhân duyên để làm giàu đó là hiến cúng cho người chết, tức là bố thí cho các hương linh.
Bên cạnh đó, gia đình nào có người ốm lâu ngày, liệt giường liệt chiếu, bệnh nặng cầu sống không được, thân thể thối loét thì cũng nên cúng chúng sinh. Ví như trong trường hợp của em Tuấn “mặt ngựa”, trong quá trình tu tập hồi hướng cho khối u trên mặt, trong bốn tháng, ngày nào gia đình em cũng cúng chúng sinh. Việc đó đã tạo nên một phần phước báu cho sự chuyển hóa khối u tưởng chừng vô phương cứu chữa của em.
Không chỉ vậy, người biết bố thí sẽ nhận được phước báu, như trong bài kinh “Cúng thí người mất” Đức Phật dạy: “Này các thiện nam, tín nữ, trong suốt quá trình sống, người nào vi phạm mười điều ác nhưng lại biết làm hạnh bố thí, người ấy khi mạng chung sẽ sinh cộng trú trong loài voi. Nhưng là con voi được chăm sóc, ăn uống và trang phục đầy đủ”.

Người biết bố thí sẽ nhận được phước báu giúp chuyển hóa nghiệp khổ

Người biết bố thí sẽ nhận được phước báu giúp chuyển hóa nghiệp khổ

Từ đó, chúng ta hiểu rằng, nếu có người nào không biết tu tập, sống với mười điều ác; thì dù sinh vào cõi nào cũng sẽ được hưởng phước tốt nhất trong cõi ấy. Sinh làm loài voi thì được làm con voi có được sự chăm sóc, ăn uống đầy đủ. Có thể sinh làm loài chó thì là giống chó quý, được yêu thương, được cho khám bệnh, chăm sóc rất chu đáo. Tức là, cho dù sau khi chết sinh xuống loài thú thì con thú này cũng được hạnh phúc hơn so với loài thú đó.

Cách cúng cô hồn đúng Pháp

1. Đăng ký cúng cô hồn lên chư Tăng để các hương linh nương tựa Tam Bảo

Cúng cô hồn mang lại phước báu lớn cho người cúng thí nhưng cũng sẽ đem lại những tai họa nếu cúng không đúng Pháp. Để cúng thí được đúng Pháp, trước tiên chúng ta phải đăng ký để chư Tăng chứng minh cho lễ cúng thí của mình. Từ đó hương linh được nương tựa vào Tam Bảo.
Nếu không nương tựa vào Tam Bảo, hương linh sẽ nương tựa vào chúng ta, chúng ta không đủ công đức cho họ nương tựa được. Còn khi chúng ta nương tựa Tam Bảo, chúng sinh đến thọ thực cũng phải có chút duyên với Tam Bảo, là những chúng sinh thiện nhiều hơn. Cho nên khi chúng ta cúng thí cho họ, mình sẽ được họ hộ trì. Ngược lại, khi không nương tựa Tam Bảo, những chúng sinh có ác nghiệp đến với mình nhiều hơn.
Bố thí phước lớn nhưng chúng ta phải bố thí có trí, trong sự giác biết. Đức Phật dạy: Bố thí cho một nghìn người ác không bằng người thiện, một nghìn người thiện không bằng người quy y Tam Bảo, một nghìn người quy y Tam Bảo không bằng người trì giới. Cho nên chúng ta phải lựa chọn đối tượng bố thí và bạch hương linh cùng nương tựa vào Tam Bảo, ngoài duyên Tam Bảo mình không kết duyên với họ.

Cúng cô hồn đúng Pháp giúp các hương linh được nương tựa vào Tam Bảo

Cúng cô hồn đúng Pháp giúp các hương linh được nương tựa vào Tam Bảo

2. Phát nguyện cúng cô hồn để hương linh không theo

Khi phát tâm cúng cô hồn, chúng ta phải bạch ngày cúng rõ ràng. Ví dụ chúng ta xin cúng ngày mùng 1 hay 15 hàng tháng; hoặc xin cúng trong 49 ngày hay 1 tuần,... Chúng ta không nên thích cúng ngày nào thì cúng. Nếu chúng ta cúng một cách tùy ý thích thì hương linh sẽ không biết chúng ta cúng ngày nào nên họ vất vưởng chờ đợi, có thể tác động để báo cho mình như là ngã hoặc có việc bất thường.

Phát nguyện ngày cúng cô hồn rõ ràng để hương linh không theo

Phát nguyện ngày cúng cô hồn rõ ràng để hương linh không theo

Qua những chia sẻ trên, chúng ta phải biết phát nguyện và nương tựa Tam Bảo khi cúng thí thực thì mới có phước báu. Nếu chúng ta cứ cúng tùy ý các ngày không phát nguyện, không nương tựa Tam Bảo, có thể chúng ta phải cúng cho những chúng sinh rất ác nghiệp và gặp tai họa.

3. Bài cúng cô hồn

Sau đây là hai bài cúng hướng dẫn của Cô Phạm Thị Yến nhằm giúp quý đạo hữu cúng cô hồn được đúng Pháp và nhận được phước báu:
Các nghi thức cúng thí thực (cô hồn)
Nghi thức cúng thí thực tại nhà, cơ quan, cửa hàng… (Dành cho chủ lễ là Phật tử đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa)

Các bài nên xem:

-
aa
+
7,574 lượt xem
04/08/2021

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.