Trả lời thắc mắc khóa sinh Khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng lần 2

Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hoà chia sẻ với các Phật tử trong CLB.

- Câu hỏi 1 (bắt đầu từ phút 2:55): Tại sao tình yêu tuổi học trò lại là tình yêu đẹp?
Cô ơi, người ta nói: “Tình yêu tuổi học trò là đẹp nhất”. Vậy tại sao bố mẹ lại cấm chúng con yêu ạ? Mong Cô chia sẻ cho chúng con hiểu ạ. Con xin chân thành cảm ơn Cô.
- Câu hỏi 2 (bắt đầu từ phút 14:35): Tình nguyện viên yêu khóa sinh có tội không?
Con làm tình nguyện viên nam, không hiểu sao con lỡ có tình cảm với một em khóa sinh nữ cùng nhóm. Con bạch Cô con phải làm thế nào để không mắc tội ạ?
- Câu hỏi 3 (bắt đầu từ phút 20:22): Nên làm gì khi mất niềm tin vì bố mẹ thất hứa?
Thưa Cô, con muốn hỏi: Khi ba mẹ nói rằng: “Nếu như con làm tốt một việc gì đó thì ba mẹ sẽ thưởng cho con một món quà”. Nhưng mỗi lần ba mẹ hứa đều không giữ lời, như vậy con sẽ mất niềm tin vào ba mẹ thì con phải làm thế nào?
- Câu hỏi 4 (bắt đầu từ phút 30:08): Làm thế nào để vượt qua mặc cảm về ngoại hình?
Con gửi Cô Yến ạ, Con có tài năng đặc biệt nhưng do ngoại hình nên con vô cùng mặc cảm, không dám thể hiện ra. Cô có thể cho con lời khuyên được không ạ? Con rất cảm ơn Cô.
- Câu hỏi 5 (bắt đầu từ phút 36:19): Con phải làm gì để chuyển hóa bố mẹ vô tâm?
Cháu chào Cô. Mẹ cháu đi nước ngoài, mẹ cháu ít quan tâm cháu. Cháu rất muốn tâm sự với mẹ thì phải làm thế nào?
- Câu hỏi 6 (bắt đầu từ phút 47:52): Chơi điện tử thế nào không bị bố mẹ cấm?
Con chào Cô ạ! Con là Trần Đức Thắng nhóm Voi Còi. Cô ơi, tại sao bố mẹ luôn cấm con mình chơi điện tử mà trong khi các con luôn muốn theo đuổi đam mê trở thành một “vận động viên thể thao điện tử” ạ.
- Câu hỏi 7 (bắt đầu từ phút 58:53): Khóa sinh sau khóa tu xin lỗi cha mẹ thế nào là tốt nhất?
Con bạch Cô Yến, con là một Phật tử Chùa Ba Vàng. Con có điều muốn hỏi Cô ạ. Từ bé đến giờ, con nhiều lần làm bố mẹ phật ý, làm nhiều điều có lỗi với bố mẹ. Giờ con nghĩ con thấy mình thật là một đứa con hư. Con mong Cô có thể chỉ bảo con cách để sám hối, sửa chữa lỗi lầm mà con gây ra để khi sau khóa tu con có thể thực hiện được khi gặp bố mẹ ạ. Con xin tri ân Cô nhiều ạ.
- Câu hỏi 8 (bắt đầu từ phút 1:11:06): Cách để bình tĩnh trước một việc?
Con chào Cô. Cô ơi, lúc suy nghĩ thì con tự nhận thức được những việc sai trái, nhưng đến khi đối mặt trực tiếp với những chuyện đó, con lại không giữ được bình tĩnh để nhận diện ra được việc đó đúng hay sai. Điều này khiến con thấy rất khổ tâm. Con không biết nên làm như nào để không như vậy nữa, con mong Cô giúp con ạ. Con xin chân thành cảm ơn cô Yến ạ.
- Câu hỏi 9 (bắt đầu từ phút 1:11:05): Phải làm sao khi luôn bị so sánh với người ta?
Cô ơi, Cô cho con hỏi: Khi bố mẹ con đem con ra so sánh thì lúc đó con rất bực. Trong khi đó, bố mẹ các bạn lại đem các bạn so sánh với mình. Vậy trong trường hợp đó con phải làm sao ạ? Con tri ân công đức của Cô ạ.
- Câu hỏi 10 (bắt đầu từ phút 1:17:06): Khi bố mẹ mắng nhiếc nên ứng xử thế nào?
Cô ơi, bố mẹ con rất hay nhiếc mắng con những câu kiểu như: “Mày chết đi, mày không phải con của tao” hoặc “Biết sinh mày ra như thế này thì tao đã không sinh mày ra.” Lúc đó con thấy rất tổn thương và ghét bố mẹ. Vậy với những câu nói như thế này của bố mẹ thì con phải ứng xử như thế nào ạ?
- Câu hỏi 11 (bắt đầu từ phút 1:39:22): Đời nay lùn bé do nhân gì?
Cháu chào Cô. Cô ơi nhà cháu có 4 anh chị em. Bố mẹ cháu đều cao ráo, to khỏe. Sinh ra các anh chị cũng vậy. Nhưng riêng cháu thì lùn nhất họ. Có phải kiếp trước cháu đã tạo nghiệp nên kiếp này phải chịu thân hình lùn bé không Cô? Cháu mong Cô chia sẻ để cháu hiểu về nghiệp của cháu ạ. Vì nhiều lúc cháu lại thấy hơi tủi thân Cô ạ.
- Câu hỏi 12 (bắt đầu từ phút 1:45:57): Nhường chỗ ngồi được phúc báo gì?
Cháu thưa Cô. Cháu học trên Hà Nội. Cháu đi học bằng xe buýt. Hàng ngày trên xe đến trường cháu thường hay nhường ghế cho những cụ già, em nhỏ, và người tàn tật. Vì cháu nghĩ đó là việc nên làm. Nhưng dạo gần đây cháu xem trên mạng có khá nhiều Clip phản ánh tình trạng ý thức rất kém của những cô, cậu học sinh không biết nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và người khuyết tật. Cũng có người nhường nhưng lại tỏ thái độ khó chịu, bất đắc dĩ. Cháu xem thấy rất không bằng lòng về việc này. Ngay bạn thân cháu, cháu cũng nhắc nhiều lần nhưng bạn tỏ thái độ: Tại sao mình lên xe trước lại phải nhường? Cháu muốn hỏi ý kiến của Cô là mình có phải nhường ghế trong những trường hợp đấy không ạ? Cháu xin tri ân công đức của Cô ạ.
- Câu hỏi 13 (bắt đầu từ phút 1:54:19): Đời trước trộm đồ Tam Bảo, con cháu chịu nghiệp báo gì?
Thưa Cô ngày xưa ông cha nhà con ăn cắp đồ của đình chùa, liệu đến con cháu có phải chịu quả theo không ạ? Con tri ân công đức của Cô.
- Câu hỏi 14 (bắt đầu từ phút 1:54:17): Nhân duyên gì mà bị tai nạn giao thông?
Con xin phép hỏi Cô một điều. Gia đình con đang gặp trắc trở vì cách đây hai tháng, anh con bị tai nạn giao thông khá nặng và hai chân bị liệt không đi được. Cô có thể chia sẻ cho con và gia đình con hiểu về Phật Pháp và thỉnh nhân duyên để biết nghiệp cho anh con được không ạ? Con xin cảm ơn Cô!
- Câu hỏi 15 (bắt đầu từ phút 1:58:19): Làm gì để hết sân giận?
Thưa Cô Yến, con vẫn biết sân giận là sai và trong tâm con cũng không muốn bản thân bị sân giận nhưng con lại không điều khiển được suy nghĩ, con không kiềm chế được cảm xúc, vậy con phải làm sao? Con xin tri ân công đức của Cô ạ.
- Câu hỏi 16 (bắt đầu từ phút 2:05:23): Tuổi trẻ nói gì khi bị cấm đi chùa?
Con chào Cô, con tên Long. Con muốn hỏi Cô là: Con là con trai duy nhất trong gia đình. Khi con lên chùa tu học hay làm công quả thì bố mẹ và chị con không đồng ý và tán thành vì sợ con lên đây tu tập rồi xuất gia luôn nên không muốn cho con đi. Vậy con xin Cô cho con lời khuyên và làm cách nào để bố mẹ con không sợ và con có thể nói chuyện được nhiều với bố mẹ hơn ạ? Con xin cảm ơn Cô!
Mời quý đạo hữu và các bạn cùng theo dõi video.

-
aa
+
463 lượt xem
08/04/2018

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ