1. Quán chiếu luật nhân quả: Được an tâm, nhẫn nại, định tâm, định hướng sống tốt cho mình
- Đạo Phật là con đường đưa đến an vui, giải thoát, nên phải học đúng tinh thần mới có lợi ích. Phật dạy cách nhận biết điều thiện, điều ác, và chuyển hóa nghiệp bằng cách bỏ ác làm lành. Nhưng để bỏ ác, trước hết phải nhận ra cái ác – là điều không hề dễ.
- Khi chưa học Phật Pháp, ta thường không phân biệt được thiện – ác. Ví dụ, con phải hiếu với cha mẹ, cha mẹ với con phải công bằng. Nhưng thật ra luật nhân quả mới là công bằng.
+ Nhiều kiếp từng bất hiếu thì nay dù sống tốt, cha mẹ vẫn ghét. Nếu cứ đòi hỏi công bằng, cả hai bên sẽ không còn tốt với nhau.
+ Vợ chồng cũng vậy: một người lo làm ăn, một người ăn chơi, sẽ thấy bất công. Nhưng xét theo nhân quả, có thể kiếp trước từng sống buông thả nên giờ mới gặp cảnh như vậy. Nhân quả là sự công bằng thật sự.
- Sự công bằng của luật nhân quả giúp chúng ta an tâm, nhẫn nại. Trái lại, nếu không hiểu luật nhân quả thì sẽ sống theo luật đời, như vậy sẽ sống vô tình, bạc nghĩa và phải chịu nhiều khổ đau.
- Chỉ có luật nhân quả mới khiến có những suy nghĩ, định tâm và định hướng sống tốt cho mình. Nếu không hiểu luật nhân quả thì sẽ nghĩ ra các cách để ác hại lại người khác.
Ví dụ, trong gia đình, người vợ cung cúc đi làm, chồng thì chơi bời, cờ bạc. Chúng ta đòi hỏi sự công bằng, nghĩ rằng bản thân đang khổ sở. Nhưng nếu xét theo luật nhân quả thì mới thấy công bằng. Có thể, trong nhiều kiếp, người vợ đó cũng đã ăn chơi, phá hại nên bây giờ mới được như vậy.
+ Khi tư duy theo nhân quả, người vợ sẽ không đi nói xấu chồng, không tức giận khi chồng không tốt với mình. Người vợ sẽ xoay tâm, đổi tính, vẫn ứng xử được với chồng và không bị phiền não. Và có thể chia tay vẫn được.
Còn nếu không tư duy theo nhân quả thì nghĩ đó là số phận mình phải chịu, sau đó thù oán, căm thù, không giải quyết được, tâm mình vẫn đau khổ.
2. Áp dụng luật nhân quả để chuyển hóa cuộc đời
- Cách tư duy, thực hành luật nhân quả để chuyển hóa nghiệp:
+ Bước 1: Phải cảm nhận được nỗi khổ của chúng sinh trong vô thủy kiếp trước mình đã tạo tội với họ, nên nay bị quả báo thế này.
+ Bước 2: Ăn năn, sám hối. Tức là hiểu rằng tất cả đều là nhân quả của mình. Khi đó, mình ăn năn, hối lỗi và chính tâm này giúp mình chuyển quả báo, do chính tâm ăn năn hối lỗi của mình phát sinh phúc báu.
+ Bước 3: Tha thứ, không chấp lỗi với người đang gây lỗi với mình
+ Bước 4: Phát tâm tác phước nơi Tam Bảo để hồi hướng, mong chuyển hóa nghiệp.
- Ví dụ, trong gia đình có đứa con hư, chơi bời, cờ bạc, rượu chè, phá tán tài sản. Khi đó, không nên chửi mắng con, bất mãn rằng mình sống hiền lành như vậy lại gặp đứa con hư.
+ Nếu hiểu nhân quả thì biết rằng, nhiều kiếp trước mình đã từng là người con bất hiếu, khiến cha mẹ khổ đau không khác mình bây giờ.
+ Khi đó, khởi tâm ăn năn, hối lỗi. Chính cảm nhận đó khiến mình chuyển hóa nghiệp, đứa con sẽ hiểu được và quay lại.
Như vậy, chỉ có luật nhân quả mới giải quyết được mọi việc và cứu được mình.
- Đức Phật cứu chúng sinh là do Ngài dạy Pháp cho chúng sinh thực hành thoát khổ. Cho nên, hàng ngày lễ Phật là biết ơn Phật – Người dạy cho mình Pháp tu.
+ Tâm biết ơn sẽ sinh ra phúc báu. Trái lại, nếu vô ơn thì sẽ tổn phúc.
+ Tác phước nơi Tam Bảo để mong Tam Bảo trụ mãi ở thế gian. Việc làm này cũng sinh ra phúc báu.
Công đức đó sẽ khiến mình luôn gặp những người thiện khi gặp khó khăn, hồi hướng cho mong cầu của bản thân.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận (4)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Hiên Tong
Lê thị dung
La Thị Tập
Nguyễn Thị Hiền