Nhiều người có thắc mắc rằng: “Nếu mình làm phúc, tu tập, ăn chay thì sau khi chết có đủ công đức được sinh lên trời không?” Hoặc là “Đời trước mình làm các việc ác thì sau khi mạng chung có bị đọa địa ngục không?” Theo quan điểm đạo Phật, con người sau khi chết sẽ theo nghiệp tái sinh vào những cảnh giới tương ưng với nghiệp của mình. Nên người học Phật cần phải làm gì để sau này được sinh vào cảnh giới tốt lành? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
Mục lục [Hiển thị]
Mẹ con tu tập, ăn chay thì có bị đọa địa ngục không ?
Câu hỏi: Con chào cô Yến ạ. Cô ơi, khi còn sống, mẹ con có tu tịnh độ tại gia, làm phước, phóng sinh nhưng không trường chay mà chỉ ăn chay mười mấy ngày mỗi tháng. Vậy lúc mẹ con mất thì có bị đọa địa ngục không ạ? Con phải làm sao để giúp đỡ mẹ con. Con có mơ thấy mẹ con về mặc quần áo dài trắng nhưng không rõ mặt với không nói chuyện được ạ. Con mong Cô giải đáp cho con. Con xin tri ân công đức của Cô!
Sai một ly đi một dặm, đừng coi thường nghiệp báo
Cô trả lời: Nghiệp thiện và nghiệp ác rất bình đẳng. Nếu chưa tu được đủ công đức giải thoát thì nếu nghiệp ác nhiều hơn, sẽ theo nghiệp mà đọa vào ba đường ác trước. Sau đó mới được hưởng phúc từ nghiệp thiện. Còn nếu nghiệp thiện nhiều hơn, thì sau khi chết sẽ sinh về cõi lành trước.
Ví dụ: Phu nhân Mạt Lợi là đệ tử Phật rất nghiêm trì trai giới, nhưng trước kia khi chưa tu bà đã hoang dâm với một con chó; khi vua hỏi bà đã cãi bảo rằng vua “nhìn nhầm”. Sau khi tu, bà vẫn giấu giếm không sám hối tội đó vì thế mà sau khi chết bà bị đọa địa ngục 7 ngày để trả quả báo này trước. Hết 7 ngày bà mới được sinh về cõi trời do phúc báo tu tập trai giới.
Ví dụ: Có một vị thiền sư tu tập rất tốt, nhưng sau khi chết vẫn bị đoạ 500 kiếp làm con chồn chỉ vì trả lời sai một câu khi được hỏi: "Bậc đại tu hành có còn bị nhân quả chi phối hay không?". Thiền sư đáp: “Không bị nhân quả chi phối!”.
Vậy nên để thoát được ba đường ác sau khi chết thì rất khó. Một đời người tu tập có vẻ như rất nghiêm trì giới, nhưng chỉ là một câu trả lời sai cũng có để dẫn đến hậu quả không tốt. Chúng ta học Phật pháp phải tinh ý nếu không kiểm soát tốt rất dễ bị "Danh" chi phối, khiến trả lời một cách bừa bãi (thể hiện: Ta biết, ta giỏi...). Chúng ta nên học thật kỹ, những gì chưa thực sự trải nghiệm (thực chứng) thì không nên trả lời có tính quả quyết mà nên học theo lời Đức Phật dạy Tôn Giả A Nan: "Tôi nghe như vầy....". Chúng ta nên áp dụng dùng các cụm từ: Theo kinh…, Phật dạy…, Tôi nghe Thầy dạy…, Tôi nghe (từ đâu...), điều này... tôi đã làm đã có kết quả…, hình như là…, có thể là…
Bình luận (1)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Trịnh Ngọc Ninh