Cúng giao thừa là nghi lễ không thể thiếu trong hầu hết gia đình Việt. Người ta quan niệm, trong thời khắc đầu tiên của năm mới mà mọi sự đều tốt thì những điều về sau mình mong cầu cũng được tốt lành.
Vậy phải cúng lễ thế nào để có khởi đầu tốt? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách cúng giao thừa đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn đầy đủ, đúng chuẩn theo nghi lễ Phật giáo do Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) hướng dẫn.
Mục lục [Hiển thị]
Chuẩn bị mâm cúng giao thừa gồm những gì?
1. Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Cúng giao thừa ngoài trời theo phong tục tập quán của số đông người Việt là cúng Phật. Tuy nhiên, nếu là cúng Phật thì nên cúng trong nhà. Những ai chưa có ban thờ Phật thì cũng cúng trong nhà theo “Văn khấn giao thừa năm 2023” trong bài viết này.
Còn nếu cúng ngoài trời (ngoài sân) thì là cúng thí thực (cúng chúng sinh). Nếu có điều kiện, chúng ta cúng thí thực vào đêm giao thừa cũng rất quý, vì đó là bố thí cho các chúng sinh. Như vậy thì chúng ta cúng trong nhà trước rồi mới cúng ngoài trời (thí thực) sau.
Xem thêm: Hướng dẫn cúng thí thực tại nhà
Mặt khác, chúng ta có thể cúng thí thực vào lễ cúng tất niên ngày 30 tháng Chạp (hoặc 29 tháng Chạp nếu tháng thiếu), đến giao thừa không cúng thí thực nữa; để đến mùng 2, mùng 3,... mãn Tết.

2. Mâm cúng giao thừa trong nhà
Cúng giao thừa gồm những gì?
Đồ lễ gồm:
- Hương: tùy duyên dùng hương cây, hương trầm… hoặc không có hương thì dùng tâm hương.
- Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
- Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh. Nếu không có nước trà thì có thể cúng bằng nước trắng.
- Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị. (Tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ)
- Cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh, vong linh cũng có thể cúng lễ chay (rau, củ, quả) hoặc cúng lễ bằng tam tịnh nhục (thịt chúng sinh xuất phát từ ba sự thanh tịnh: không tự mình giết, không xui người giết, không nhìn thấy chúng đó bị giết).
Lưu ý: Các đồ lễ, sau khi lễ xong thì thọ thực.
Cách bày bàn thờ cúng giao thừa
- Trước bát hương thờ Phật:
Hương, hoa, trà, quả, thực: xôi chè hoặc bát cơm trắng.
- Trước bát hương thờ Thần Linh (chư Thiên, chư Thần, Thổ công, Thần đất…):
Hương, hoa, trà, quả, thực: xôi chè hoặc bát cơm trắng.
- Cúng vong linh (trước bát hương thờ gia tiên):
Hoa quả, một mâm cơm (chay: rau, củ, quả; tam tịnh nhục) hoặc một bát cơm, một cốc nước và một cốc sữa.

Lưu ý:
- Không bày lễ cúng ngoài sân, vì đã cúng tất cả trong nhà.
- Trường hợp chưa có bàn thờ: Sắp 1 bàn, để 3 cốc gạo, sắm 3 lễ bày trước cốc gạo: cúng Phật, cúng Thần Linh, cúng gia tiên.
- Trường hợp có bàn thờ: Bàn thờ tà kiến (thầy đồng, cô đồng bốc): Bạch theo hướng dẫn tại các nghi thức trước phần nguyện hương, sau đó nguyện hương và cắm hương vào các bát hương của gia đình đã có đó
+ Chỉ có bàn thờ Phật: Đồ lễ cúng Phật, bày lên lễ cúng Phật; sắp thêm 2 cốc gạo bày hai bên cạnh/dưới nơi thờ Phật: 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng Thần Linh, 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng gia tiên (Có thể bày cùng ban thờ hoặc nếu ban thờ nhỏ, thì có thể sắp thêm bàn ở gần đó phù hợp với việc lễ cúng.)
+ Chỉ có bàn thờ thổ công: sắp thêm để cúng Phật và vong linh tương tự như trên.
+ Chỉ có 1 bàn thờ vong linh: sắp thêm để cúng Phật và chư Thiên, chư Thần linh tương tự như trên.
Văn khấn giao thừa năm 2023
Sau đây là bài cúng được biên soạn dành cho 2 đối tượng:
(1) Nghi thức dành cho chủ sám là nhân dân Phật tử (Bao gồm nhân dân không phải Phật tử chùa Ba Vàng)
(2) Nghi thức dành cho chủ sám là Phật tử trong câu lạc bộ Cúc Vàng, đã bạch xong bài 49 ngày
Mời quý vị vào đường link sau, chọn nghi thức cúng giao thừa phù hợp với mình và thực hiện:
https://phamthiyen.com/bai-cung-giao-thua-day-du-nhat-c2818.html
Cúng giao thừa như thế nào là đúng?
1. Không sát sinh để cúng lễ
Người có sát sinh thường có quả báo ốm đau. Nếu muốn được khỏe mạnh trong một năm thì đồ cúng không nên có sát sinh.
Xem thêm: Quả báo của việc sát sinh
2. Muốn nhiều tài, nhiều phúc, nhiều lộc thì phải biết bố thí, cúng dường
Chúng ta có thể phát tâm tịnh tài để cúng vào chùa với tâm mong muốn hộ trì Tam Bảo; hoặc bố thí cho người nghèo khổ, bệnh tật; dâng lên cúng dường cha mẹ, cúng dường Tam Bảo hồi hướng cho gia tiên tiền tổ trong tâm hiếu của mình; cúng dường Tam Bảo hồi hướng cho chư Thiên, chư Thần;...
Những phần tịnh tài này cũng đặt lên ban thờ và bạch rõ như vậy. Ví dụ: “Đầu xuân năm mới, chúng con mang số tiền này để mừng tuổi cha mẹ, mừng tuổi cho anh em thân hữu hoặc đem làm từ thiện,...”. Như vậy, phúc lành của chúng ta được sinh ra ngay thời khắc đầu tiên của năm mới.
Bên cạnh việc đặt tịnh tài, chúng ta cũng cúng dường tất cả những vật thực mà chúng ta dùng để đón năm mới như bánh kẹo, bánh chưng,... Trước là cúng chư Phật, sau dâng cúng chư Thiên, chư Thần, gia tiên tiền tổ. Tuy Phật không dùng nhưng do tâm chúng ta cung kính cúng dường thì sẽ được phúc từ nơi tâm cung kính.
3. Tâm khi cúng lễ
Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em, con cái.
Khi cúng lễ với nguồn tâm này, thì gia đình sẽ được gia tăng phúc báu và cảm ứng được với thế giới tâm linh.

Với mục đích giúp việc cúng giao thừa trở nên đơn giản, thuận tiện, đúng chuẩn và không bị mê tín; Cô Phạm Thị Yến đã hướng dẫn và gửi đến quý vị bài cúng giao thừa đầy đủ trong bài viết trên.
Chúc quý vị có một năm mới an lạc, tạo được nhiều phúc cho gia đình! Hãy cùng theo dõi các bài viết khác trên website phamthiyen.com để có một năm mới hạnh phúc nhé!
Các bài nên xem:
Bình luận (2)
Nguyễn Tỉnh
Con xin thành kính tri ân công đức của Cô CN ạ
Nguyễn Thị Sửu
Con xin tri ân cô Chủ Nhiệm ạ.