Kỹ năng giao tiếp là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt trong thời đại thế giới hội nhập ngày nay. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bạn trẻ bị tự ti, e sợ việc giao tiếp, diễn thuyết trước đám đông, dẫn đến khó hòa nhập với tập thể,... Họ cũng rất muốn vượt qua được rào cản này.
Nhờ áp dụng 5 kỹ năng giao tiếp ứng xử trong bài viết dưới đây, nhiều người đã cảm thấy tự tin hơn; không còn rụt rè; dễ dàng bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và giao tiếp một cách cởi mở, tự nhiên hơn.
Những phương pháp này khá đơn giản, được xây dựng trên nền tảng giáo lý nhân quả của Phật giáo - khi ta gieo những hạt giống thiện lành, sẽ nhận lại những quả tốt đẹp. Từ đó, giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và tạo được sự kết nối chân thành với những người xung quanh.
Mục lục [Hiển thị]
- 1. Tập thói quen chủ động giúp đỡ mọi người
- 2. Tư thế giao tiếp thoải mái
- 3. Tư duy về cách trình bày nội dung, nói rành mạch
- 4. Chọn điểm nhìn phù hợp, tăng sự tự tin
- 5. Tập trung chú ý, tôn trọng ý kiến - kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
- 5.1. Được người khác lắng nghe, tôn trọng
- 5.2. Được chú ý và có nhiều cơ hội tốt đẹp
1. Tập thói quen chủ động giúp đỡ mọi người
Nhiều người đã tư duy trước những gì định nói, nhưng khi tiếp xúc với người khác thì tự nhiên lại không thể nói ra được. Theo góc nhìn nhân quả, đây gọi là tập nghiệp.
Tuy nhiên, tập nghiệp có thể thay đổi được bằng cách rất đơn giản. Đó là tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp ở nhà và giao tiếp với những người thân quen trước, thông qua việc chủ động giúp đỡ mọi người.
Ví dụ:
+ Khi có khách đến nhà chơi, chúng ta hãy chủ động lấy ghế mời khách ngồi, hỏi xem khách có muốn uống nước không và pha nước mời khách uống.
+ Bạn bè cần giúp đỡ việc gì thì chúng ta hãy chủ động đề xuất hỗ trợ.
Tập thói quen như vậy, dần chúng ta sẽ quen thuộc, tạo thành phản xạ, thuần thục làm các việc thiện một cách tự nhiên, không bị gượng gạo. Đối phương tiếp xúc với mình cũng sẽ cảm nhận được sự chân thành. Từ đó, khi cần giao tiếp ở bên ngoài, chúng ta sẽ không bị ngăn ngại.
Phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp này được gọi là tích lũy thiện phước. Như Đức Phật đã chỉ dạy: Người nào chăm bố thí (giúp đỡ) mọi người thì sẽ được an lạc, tự tại, đi đến đâu mọi việc cũng được như ý, kẻ ác không thể đến gần. Hơn nữa, khi chúng ta bố thí khiến người khác được hoan hỷ thì họ sẽ dễ tin và thuận theo lời chúng ta nói.
Như trong kinh Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Sumanà, phần Con gái vua, Đức Phật có viết: “Người có bố thí, khi được làm một vị trời hoặc được làm người đều vượt qua người không bố thí trên năm phương diện. Đó là thọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng và tăng thượng”.
2. Tư thế giao tiếp thoải mái
Khi đứng trước một diễn đàn/nơi đông người, chúng ta chú ý giữ cho mình một thế đứng hoàn toàn thoải mái, tự tin, giống như mình là người làm chủ cuộc đối thoại. Như vậy, chúng ta sẽ được bình tĩnh, giảm sự run sợ khi đứng trước đám đông.
Lưu ý: Không đứng với dáng khom lưng, khúm núm vì trông chúng ta sẽ bị mất tư thế và lời nói sẽ khó thuyết phục được người nghe.
3. Tư duy về cách trình bày nội dung, nói rành mạch
Nếu khả năng giao tiếp có hạn thì chúng ta sẽ chỉ trình bày trước một vấn đề thật rõ ràng, rành mạch rồi xin phép dừng phần trình bày của mình.
Sau đó, chúng ta có thể bắt đầu lấy ý kiến của mọi người. Khi nào tiếp tục đến lượt mình nói, chúng ta sẽ trình bày theo chủ đề, dõng dạc, gãy góc vấn đề đó.
4. Chọn điểm nhìn phù hợp, tăng sự tự tin
Người ta thường ví: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Khi nói chuyện, ánh mắt sẽ thể hiện tâm của người nghe.
Nhìn vào mắt đối phương, chúng ta sẽ nhận biết được người nào đang nghe chúng ta nói một cách thật tâm, người nào nghe với mục đích thăm dò,... Những người với ánh nhìn có vẻ coi thường, kiêu mạn, không chú ý lắng nghe hoặc buồn ngủ, ngủ gật thì chúng ta không nên nhìn về phía họ để tránh bị phân tâm, mất tự tin.
Thay vào đó, khi chuẩn bị phát biểu, chúng ta hãy đứng thẳng, vững chãi, nhìn thẳng. Với sự chuẩn bị như vậy, chúng ta sẽ không bị run. Sau đó, chúng ta nhìn bao quát xung quanh một cách thoải mái, xem ai đang chăm chú nhìn mình thì sẽ chọn những người đó là điểm nhìn của mình trong khi nói. Như vậy, chúng ta sẽ có được sự bình tĩnh, tự tin và phát sinh được tư duy để trình bày.
5. Tập trung chú ý, tôn trọng ý kiến - kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Khi người khác nói, chúng ta nên tôn trọng và lắng nghe để truyền cảm hứng cho họ. Đây cũng chính là kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Việc này mang lại những lợi ích sau:
5.1. Được người khác lắng nghe, tôn trọng
Khi cả người nói và người nghe cùng giao tiếp bằng ánh mắt, chăm chú nhìn nhau thì chúng ta sẽ hiểu và tiếp nhận nội dung người nói tốt hơn. Từ việc gieo nhân thiện này, chúng ta sẽ được quả báo tốt đẹp là lần sau, khi mình nói, người khác cũng sẽ chăm chú lắng nghe mình.
5.2. Được chú ý và có nhiều cơ hội tốt đẹp
Ở bất cứ đâu, nếu chúng ta chăm chú lắng nghe người khác thì họ sẽ chú ý đến chúng ta hơn, yêu quý, giúp đỡ và dành sự ưu tiên cho mình nhiều hơn. Đó chính là nhân quả của sự tôn trọng, học hỏi.
-----------
Trên đây là 5 kỹ năng giao tiếp cơ bản được biên soạn từ chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán), giúp quý vị nắm được những cách giao tiếp tốt, cải thiện và rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình. Từ việc thực hành theo hướng dẫn trong bài viết, kính chúc quý vị tự tin hơn, tạo được sự kết nối gần gũi trong các cuộc giao tiếp và công việc được thuận lợi, thăng tiến hơn.
Các bài nên xem:
Bình luận
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.