Khi đến chùa dâng lễ, hạ lễ, xin lộc thế nào cho đúng?

Trong các dịp lễ ngày rằm, mồng Một, Tết... người dân Việt Nam thường hay chọn việc đến chùa để lễ Phật. Đây là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt, việc làm này xuất phát từ tấm lòng thành kính dâng lên chư Phật, cũng như lòng tin rằng khi đi lễ và xin lộc thì cả năm, gia đình, người thân đều được sức khỏe, bình an. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ứng xử đúng khi mang đồ lễ đến dâng, hạ và xin lộc ở chùa mang về nhà.

Bài viết sau đây sẽ giải đáp phần nào thắc thắc của quý vị về việc này. Xin mời quý Phật tử cùng theo dõi!

Con muốn xin lộc ở chùa đúng pháp

Câu hỏi: Con chào Cô ạ. Con xin phép hỏi Cô một chi tiết nhỏ trong việc cúng lễ ạ. Bình thường sau khi cúng lễ, mình hay thụ lộc ở chùa mang về. Bây giờ có một số người nói với con là lễ đấy mình đã dâng cho Tam Bảo, dâng cho chúng sinh rồi thì bây giờ mình thụ lộc hưởng lễ đấy thì không đúng Pháp lắm. Cô cho con hỏi nếu chúng con xin thụ lộc cái đó thì con nên làm như thế nào để được đúng Pháp ạ? Và khi mình đã dâng lộc cho một người khác rồi nhưng mình lại cầm về dâng cho một người khác nữa thì có làm sao không ạ?

Đối với những chùa có Tam Bảo đầy đủ

Cô trả lời: Kính thưa quý đạo hữu! Ngôi chùa nào có Phật, có giáo Pháp của Phật truyền rộng cho chúng sinh và có những vị Tăng tu hành thanh tịnh thì ở đấy gọi là Tam Bảo. Khi chúng ta dâng đồ cúng ở đàn lễ có Tam Bảo đầy đủ như vậy thì chúng ta không được phép hạ lễ, vì trong đó có Tăng để thụ lộc. Cho nên, những đồ cúng lễ đó là cúng hết cho Tăng. Phần lễ chúng ta dâng cúng bao nhiêu thì chúng ta phải cúng lại hết cho chùa, đừng nói là “Tôi mang về để lấy lộc”. Chúng ta cúng vào chùa để các Thầy mang tiền đó đi làm Phật sự thì chúng ta đã có lộc rồi.

Khi đến chùa, chúng ta cúng dường là phần của chúng ta, còn chúng ta xin thụ lộc chùa thì các Thầy sẽ cho. Tức là các Thầy có thể nhận đồ của tất cả mọi người cúng dường nhưng các Thầy cũng cho hết tất cả. Vì thế, chúng ta gọi là “thí không thấy vật thí, không thấy người nhận thí, không thấy mình bố thí”. Bố thí như vậy gọi là bố thí thanh tịnh, sẽ sinh ra phước báu rất lớn, mà chúng ta không cần biết là mình cúng: “cái này là của tôi, cái kia là của tôi”. Nếu là “của tôi” thì tôi phải cho phép, mà tôi cho phép thì tôi đã cúng Tăng rồi, cho nên đó là “của Tăng”. Mà đã là “của Tăng” thì không phải là một người cố định nào sở hữu, vì chư Tăng thuộc về Tăng đoàn, thuộc về Tam Bảo.

Dâng lễ, hạ lễ ở chùa như thế nào cho đúng

Dâng lễ, hạ lễ ở chùa như thế nào cho đúng

Đối với đền chùa không có Tam Bảo

Còn ở nơi đền chùa chỉ có tượng Phật và có kinh để đọc mà không có Tăng tu tập thì chúng ta chỉ gọi là cúng Phật chứ không phải cúng Tam Bảo. Cho nên khi dâng lễ lên, chúng ta bạch rằng: “Chúng con xin dâng cúng Phật, xin Phật chứng tâm cho chúng con rồi chúng con được xin lễ”. Khi chúng ta cúng đồ lễ cho Phật, Phật chỉ chứng minh chúng ta hướng tâm đến Ngài chứ Ngài không có ăn nên chúng ta có thể hạ lễ hoàn toàn. Khi xin lễ, chúng ta có thể để lại cho người phục vụ ở đó bao nhiêu tùy ý, còn lại chúng ta xin được thụ lộc mang về. Chúng ta không nói là chúng ta cúng cái này cho những người ở đó, vì những người đó chưa ai đủ phước để thọ nhận đồ cúng dường.

Nếu nơi đó làm các thiện Pháp thì mình nên có phần tiền công đức vào đó sẽ khiến mình sinh ra phúc báu. Còn nếu nơi đó có làm các việc bất thiện như sát sinh, hại mạng,... mà mình công đức vào đó là mình đang mua thêm nghiệp. Cũng giống như mình nuôi những người nghiện, họ luôn đi làm những việc bất thiện thì mình sẽ có nghiệp báo. Vì thế, không phải chúng ta cho đi thứ gì cũng có phước báo.

Cúng gia tiên ở tại gia đúng pháp

Gia tiên nhà mình chỉ ăn hương hoa và ngửi mùi thơm; cho nên trong các buổi lễ cúng tuần rằm, mùng một, chúng ta bao giờ cũng phải có bát cơm, chén nước và cúng những trái cây đã chín có thể tỏa ra hương thơm. Còn nếu chúng ta đi làm về vội, không có hoa quả thì chúng ta cứ xới bát cơm, cốc nước cúng là được.

Bên cạnh đó, chúng ta nên cúng dường Tam Bảo tùy tâm mình để hồi hướng phúc lành cho những người đã mất: “Con xin dâng đồng tiền này cúng dường Tam Bảo hồi hướng phước báu đến cho các hương linh gia tiên tiền tổ để cho các vị có phúc được thọ thực. Con xin gia tiên nương tựa vào phước báu này mà sớm nương tựa vào Tam Bảo tu hành để được siêu thoát”. Khi cúng xong (tức là hết hương hoặc gần hết hương), chúng ta khấn: “Con xin hạ lộc và xin được thụ lộc ạ”. Tức là chúng ta phải có phép kính ở trong tâm, chứ không nên vừa đặt lên cúng các cụ, nói “Nam mô A Di Đà Phật’ rồi ngay lập tức đã hạ xuống ăn luôn. Sau đó, mình hạ lộc được bình thường và phải ăn hết lộc, không được bỏ đi.

Có những đàn lễ, khi người ta cúng khấn bỗng nhiên các thức ăn phát ra mùi thối, nhão nhoét hết cả ra, đó là do các loài quỷ thần ở đó. Ví như chúng ta cúng miếng thịt xong, miếng thịt sẽ nhão ra, vì những chúng quỷ đó không có phước, không thể ăn được nên chúng sẽ “vầy” đồ cúng nhão nhoét. Đó là do chúng ta cúng không đúng Pháp, không cúng dường Tam Bảo nên không mang lại phước cho các chúng quỷ thần đó.

Vì thế, Yến chúc quý đạo hữu thực hành việc cúng lễ, xin lộc được thành tựu và đúng Pháp.

Các bài nên xem:

-
aa
+
8,365 lượt xem
16/11/2020

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.