Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết Thầy là truyền thống quý báu của người Việt. Nếu hiểu và áp dụng đúng, bạn sẽ đón một năm mới may mắn, bình an và trọn vẹn hiếu nghĩa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của phong tục này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục [Hiển thị]
Ý nghĩa của phong tục “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”
Mùng 1 Tết cha là gì?
Theo quan niệm của người Việt, người cha là trụ cột lo cho gia đình. Bao nhiêu khó khăn, vất vả tạo lập nên cơ ngơi và bao bọc cho gia đình thường ở người cha. Do đó, quan niệm “mùng 1 Tết cha” là quan niệm biết ơn sâu sắc và rất đúng với nhân quả.
Theo lời Đức Phật dạy, nếu muốn được nhiều điều tốt đẹp thì hãy làm những việc thiện trong nhân quả để hồi hướng cho mong cầu của mình được như ý. Như trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp câu thứ 90, trang 271 - 279 có ghi: “Gây nhân thiện thì quả báo lành, tốt; gây nhân ác thì bị quả dữ, xấu. Đấy là định luật”.
Do đó, ngày mùng một, chúng ta bày tỏ tâm biết ơn đến với những người cao nhất trong gia đình (gieo nhân thiện) để hồi hướng cho một năm tốt đẹp thì điều đó đúng nhân, đúng quả.
Ngoài ra, gia đình nào còn ông bà thì chúng ta chúc ông bà trước, chúc bố mẹ sau. Chúng ta sẽ chúc theo tuần tự, thứ lớp, tôn ti trật tự trong gia đình.
Hiếu kính, biết ơn ông bà, cha mẹ là những việc lành thiện, điềm lành tối thượng mà Đức Phật đã chỉ dạy:
“Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Yêu thương gia đình mình,
Làm những nghề lành thiện,
Là điềm lành tối thượng.
Luôn khiêm cung lễ độ,
Biết đủ và biết ơn,
Luôn nghe giảng Chính Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
Ai sống được như thế,
Không chỗ nào thất bại,
Đến đâu cũng an lành,
Luôn luôn được hạnh phúc,
Đây điềm lành tối thượng”
(Trích Kinh Tạng Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh - Tập 1, Tiểu Tụng, Kinh Điềm Lành)
Mùng 2 Tết mẹ là gì?
Mẹ là người chăm lo cho gia đình từ việc bếp núc, nhà cửa, nuôi dưỡng con cái để cha yên tâm làm việc và lo cho gia đình. Do đó, “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ” còn mang ý nghĩa rằng: thứ nhất là cha, thứ hai là mẹ. Tức là sau khi chúc cha thì chúc mẹ, chứ không phải chúc cha mùng một rồi đợi đến mùng hai mới được chúc mẹ.
Mùng 3 Tết thầy là gì?
Nói “mùng 3 Tết Thầy” là bởi, sau cha mẹ, Thầy là người dạy cho chúng ta kiến thức, đạo đức để chúng ta có hành trang bước vào đời. Do đó, sau khi chúc cha mẹ thì chúng ta chúc Tết thầy cô.
Giữ gìn và phát huy truyền thống biết ơn để năm mới được tốt lành, may mắn
Quan niệm “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” cho thấy rằng, với người Việt, cuộc đời chúng ta có ba sự giáo dưỡng quan trọng nhất, đó là sự giáo dưỡng từ cha, mẹ và người Thầy.
Đây cũng là ba điều đạo đức mà chúng ta phải thực hành. Muốn một năm tốt đẹp thì đầu tiên chúng ta phải tu tâm biết ơn cha mẹ, Thầy tổ, thầy cô giáo.
Đối với người Phật tử, chúng ta cũng cần phải tu tâm biết ơn đối với người Thầy dạy đạo, truyền trao kiến thức giác ngộ của Đức Phật cho mình, giúp cho mình biết báo hiếu mẹ cha, tổ tiên đúng cách nhất và có nhân duyên giải thoát khỏi luân hồi. Thực hành tâm biết ơn như vậy ngay từ đầu năm thì sẽ được phước báu tốt đẹp.
Như trong kinh Tăng Chi Bộ tập 2, XXII. phẩm Ô uế, Đức Phật dạy: “Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn?
Thành tựu với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, biết ơn, biết trả ơn.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời”.
Nếu ai thực hành được theo truyền thống biết ơn “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” thì họ sẽ là một người biết lễ nghi, phép tắc, sống có tình, có nghĩa, có đức, có trí. Những người như vậy sẽ có gia đình hạnh phúc, tốt đẹp và dễ dàng nuôi dạy con cái hơn. Đất nước, xã hội có những người như vậy cũng sẽ tốt đẹp, phát triển vững bền.
Như trong Kinh Phật dạy bảy Pháp khiến đất nước không bị diệt vong có viết về các nhân duyên khiến đất nước được vững mạnh, kẻ thù không thể xâm phạm; trong đó có:
“- Nhân dân nước đó giữ theo lễ nghĩa, kính cẩn. Nam nữ phân biệt, lớn nhỏ có thứ tự không để mất nghi tắc.
- Nhân dân nước đó hiếu dưỡng cha mẹ, kính yêu sư trưởng, nghe lời răn bảo dạy dỗ coi đó như là pháp tắc quốc gia”.
Không chỉ mùng một, mùng hai hay mùng ba mà cả năm chúng ta đều nên giữ gìn và thực hành truyền thống tốt đẹp này. Chúng ta có thể cùng thực hành với bạn bè, khiến cho năm mới vừa ấm áp tình nghĩa gia đình, vừa có nhân quả tốt đẹp cho sự nghiệp, hạnh phúc của mình và cho xã hội, đất nước.
----------------
Trên đây là ý nghĩa quan niệm “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết Thầy” và lợi ích khi giữ gìn truyền thống này, được tổng hợp từ chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán); giúp quý vị có một năm mới hạnh phúc, mọi điều tốt lành.
Quý vị có thể đăng ký tham gia CLB Cúc Vàng để được hướng dẫn tu tập và thực hành các nghi thức tâm linh, nghi lễ đúng chuẩn đạo Phật, mang lại may mắn, phúc lộc cho bản thân và gia đình: ĐĂNG KÝ ĐẠO TRÀNG TRỢ GIÚP, HƯỚNG DẪN TU TẬP
Các bài nên xem:
Bình luận (29)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
NTT
Nguyễn Thị Dung
Chính Nhẫn
Nguyễn Thị Ngọc
Lê Thị Sơn Hà