Mục lục [Hiển thị]
1. Tâm phản trắc – gieo nhân Đề Bà Đạt Đa
1.1. So sánh, phân tích giới của Phật và giới của Đề Bà Đạt Đa
- Điều thứ nhất:
+ Phật chế thường hành khất thực, tứ đệ khất thực – là thường hành khất thực. Nếu ai mời ăn – tức là thỉnh chư Tăng đến nhà để cúng dường thì chấp nhận. Nếu ai hiểu cúng – tức là khi chư Tăng đang thọ thực, có người cúng vào bình bát thì vẫn thọ nhận.
+ Đề Bà Đạt Đa chế rằng, ai cúng, mời thực, cho hoặc đang ăn rồi ai đặt thêm vào bình bát cũng không lấy, mà chỉ hành mỗi Pháp đi khất thực.
Đức Phật rõ biết, những người có tâm cầu thỉnh Phật và chư Tăng để cúng dường là những người trước kia đã được kết duyên với chư Tăng và bây giờ được phước tăng thượng lên – tức là cung kính Tăng đoàn, sẽ khiến họ tu tốt hơn. Còn những người chư Tăng đi khất thực vô tình thì đó mới là lần đầu tiên, mới là duyên.
Nhân duyên người ta hỷ cúng – tức là mời chư Tăng đến nhà, mà còn cúng dường các món quý báu nhất, hoặc vô tình cúng dường đến được một vị Tăng thì đó là nhân duyên rất thù thắng cho việc giải thoát của họ.
- Điều thứ hai:
+ Phật chế lượm vải vứt bỏ ở bãi tha ma, đem về tẩy rửa cho sạch để may y. Tuy nhiên, nếu ai cúng y cũng nhận lãnh.
+ Đề Bà Đạt Đa chủ trương, phấn tảo y là y chính, ai cúng y thì cũng không nhận.
- Điều thứ ba:
+ Đức Phật chế, lộ địa tọa hay thọ hạ tọa – tức là nghỉ ở tất cả các nơi (lộ địa tọa: rừng, bãi tha ma, nơi đất trống, đồi trọc, dưới gốc cây,...; thọ hạ tọa: khu làng có nơi để thỉnh các Sư nghỉ). Nhưng nếu được cúng tịnh xá, chùa thì cũng ở.
+ Đề Bà Đạt Đa bắt buộc phải ngồi dưới đất trống hoặc dưới gốc cây. Nếu được cúng chùa, tịnh xá, giảng đường thì cũng không nhận.
- Điều thứ tư:
+ Đức Phật chế, không được ăn bơ dầu để cách đêm. Vào thời Đức Phật, các Thầy sống bằng cách đi khất thực. Trong các món ăn, bơ và dầu là hai thứ quý và ngon nhất. Nhưng vì hiếm nên Phật chế giới không cho để dành đến hôm sau.
Nghĩa là sau khi khất thực về, nếu thấy món đó ngon, có người khởi tâm muốn để dành lại đến mai ăn hoặc hôm sau lại muốn đi khất thực nhiều hơn để có thêm món ấy. Vì bơ và dầu là những món ít người cúng dường, rất khó có được.
Thời đó, khi vào những gia đình giàu có, vào cung vua hay nhà trưởng giả, chư Tăng có thể được cúng nhiều món quý như vậy. Nhưng phần lớn thời gian, các Thầy đi khất thực ở vùng dân nghèo, thân thể có thể mệt mỏi. Gặp món ngon như vậy, tâm dễ khởi tham và khất thực nhiều hơn – đó chính là tâm tham, nuôi lớn tâm tham. Chính vì vậy, Đức Phật đã chế giới này, để chế ngự tâm tham.
+ Đề Bà Đạt Đa chế, những thứ bổ thì không được lấy.
- Điều thứ năm:
+ Đức Phật chế, tùy thí đắc thọ, được phép thọ tam tịnh nhục – là không thấy người giết, không nghe tiếng kêu vật bị giết, không nghi người ta giết để cúng mình.
+ Đề Bà Đạt Đa chế, dù được cúng tam tịnh nhục cũng không được ăn.
Đức Phật là bậc Chính đẳng, Chính giác. Ngài rõ biết tất cả nhân duyên của chúng sinh. Cho nên, khi đệ tử Phật đi khất thực với tâm không tham, đoạn tham, lìa tham thì con vật bị giết đó được độ, gia đình cúng dường đó được độ.
1.2. Cảnh giác với tâm phản trắc – gieo nhân Đề Bà Đạt Đa
- Chỉ duy nhất chư Phật với trí tuệ của bậc Chính đẳng, Chính giác mới quán biết được tất cả các nhân duyên, từ đó chế ra điều gì thì đó đều là độ thoát và lợi ích cho chúng sinh được giải thoát.
- Đề Bà Đạt Đa mới chứng ngũ thông nên tưởng rằng mình đã biết hết, bằng Phật. Cho nên, ông đã tự chế ra những cấm giới đó và nghĩ rằng những điều đó hơn và giúp đại chúng tu tốt hơn. Đây là nghiệp của ông Đề Bà Đạt Đa.
+ Người ta thường nghĩ tâm mình lành, muốn chúng sinh được lợi ích, nghĩ là chế ra cấm giới khắt khe hơn Phật để nhanh thành tựu. Nhưng với trí chưa sáng thì tâm đó vẫn là vô minh.
+ Ở đây, do đức của Đề Bà Đạt Đa khiến ông tạo nghiệp. Ông luôn nghĩ tự mình sẽ độ chúng sinh, không có thứ lớp – có trên, có dưới; mà không nghĩ rằng, mình là đệ tử Phật, phải đi sau Phật và phải từ nơi cửa Phật để độ chúng sinh. Cho nên, chỉ khác nhau suy nghĩ trong đức mà đi sang đường tà.
- Bài học từ Đề Bà Đạt Đa:
+ Làm đúng phận sự được phân công, phải có thứ lớp để tránh nhân Đề Bà Đạt Đa.
+ Phát triển theo nhân duyên:
* Không nghĩ rằng, nếu người trên tôi dốt, tôi giỏi hơn thì tôi không phát triển được; đó chính là vô minh, không biết tư duy nhân quả.
* Nếu mình giỏi hơn nhưng mình phải có đức hơn người ta thì duyên sẽ đẩy mình đến chỗ khác.
* Phải có đức. Nếu ai tư duy mà kém đức thì không có trí. Như vậy, làm việc gì cũng vào đường tà, bởi vì đó là vô ơn, ngã mạn.
* Nếu người trên mình không đủ đức, đủ trí mà họ vẫn còn phước, hội chúng đó vẫn còn thì người đó sẽ phải thân hoại mạng chung.
* Nếu tâm mình tà thì người lãnh đạo mình phải là tà và mãi mãi họ sẽ đè nén mình, không lên được.
* Phải luôn nương vào đức. Đức là tối yếu quan trọng, sẽ dẫn mình đến Pháp môn tu tập phù hợp với mình. Ai có nhân duyên ở trên mình thì mình phải cung kính đến tận cùng. Như Đức Phật sau khi chứng đắc, Ngài hướng tới các vị thầy ngoại đạo để độ cho họ – đó là cung kính sinh biết ơn, đền ơn.
2. Báo ân quốc gia bằng việc thực hành 7 Pháp khiến đất nước không bị diệt vong theo lời Phật dạy
- Người tu tập mà không có ân với những người bao bọc mình – Tổ quốc đang bao bọc mình thì không bao giờ tu được. Vậy để báo ân Tổ quốc đúng Pháp thì phải thực hành 7 Pháp sau khiến đất nước không bị diệt vong (thuộc Tiểu Bộ kinh, kinh Nikaya):
+ Nhân dân nước đó thường tụ họp, bàn luận chính Pháp, tu phước, tự sửa mình.
So với chúng sinh, Phật chỉ lấy việc tu phúc để làm chính Pháp, chứ chưa phải là Pháp giải thoát của Phật.
+ Vua tôi thần dân nước đó trên dưới một lòng. Kẻ làm tôi làm dân thì trung lương, người làm vua thì nghe lời can gián, không bạo ác.
Tức là, kẻ làm tôi đúng theo việc của họ chăm chỉ làm lụng, trung thành với đất nước.
+ Nhân dân nước đó gìn giữ chính Pháp khuyên bảo nhau, không lượm của rơi, không dám phạm tội, trên dưới đều tuân theo pháp tắc.
Ví dụ, đi ra đường phải đội mũ bảo hiểm, không phóng nhanh, vượt ẩu,... thì đất nước mới yên bình.
+ Nhân dân nước đó giữ theo lễ nghĩa, kính cẩn. Nam nữ phân biệt, lớn nhỏ có thứ tự không để mất nghi tắc.
+ Nhân dân nước đó hiếu dưỡng cha mẹ, kính yêu sư trưởng, nghe lời răn bảo dạy dỗ coi đó như là pháp tắc quốc gia.
+ Dân nước đó biết theo thời tiết, đất đai, quý trọng lúa thóc, bốn mùa dân chúng siêng năng cày cấy không bỏ bê.
Tức là người dân siêng lao động, không lười biếng.
+ Dân nước đó tôn đạo kính đức. Trong nước, có Sa-môn, Thánh giả, A-la-hán từ xa đến đều thành kính cúng dường các thứ áo mền, giường chõng, thuốc thang.
- Báo ân Tổ quốc thì mới có phước lành, sinh ra nơi đâu cũng có con cái dễ nói.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.