A. Lời Dẫn
Chuyển mộ vô danh là việc làm vô cùng phức tạp về tâm linh. Hương linh do còn mê chấp, nên họ chấp phần xương, thậm chí cho tới phần xương cốt đã mục, đã hóa đất là chính thân của họ và họ chấp tiểu, chấp chỗ chôn cất chính là nhà của họ, từ đó họ sẽ sân hận, báo thù nếu ai vi phạm vào thân và chỗ ở của họ, việc này hợp với tính tự nhiên trong nhân quả.
Nhân quả của việc phạm vào mộ, tiểu cốt vô danh: các chúng sinh đều bình đẳng nhân quả với nhau, đều có quyền sở hữu về thân thể và vật chất. Về thân thể, nếu chúng sinh nào làm tổn hại về thân của chúng sinh khác thì sẽ chịu báo ứng về thân, ví như chuyện của Đức Phật trong tiền kiếp xưa Ngài có gõ vào đầu cá ba cái, sau đó Ngài có bị đau đầu 3 ngày. Về chỗ ở, chúng nào đến ở trước thì chỗ đó thuộc về chúng sinh đó, con người phân định trước sau với con người và thực hành theo các quy định về sở hữu giữa người với người, nhưng con người lại không thể đặt ra quyền sở hữu vật chất, đất đai, chỗ ở giữa người với hương linh quỷ thần được. Vì vậy có phần nhiều những trường hợp khi chuyển mộ vô danh mặc dù đã di dời đi, nhưng sau đó có thể gặp phải các chuyện không tốt về sức khỏe, công việc, thậm chí có thể có các duyên không tốt phát sinh khiến mất nhà, tán gia bại sản, còn phần ít sau khi phạm phải mộ mà vẫn bình yên là do mộ đó không có phần tâm linh, do người chết có mộ đó đã đi tái sinh vào các kiếp sống khác, không phải là hương linh quỷ thần nữa. Tất cả điều đó cũng từ nhân quả phạm phải hương linh quỷ thần.
Nghi thức này áp dụng từ lời Đức Phật dạy, giúp tín chủ sám hối với hương linh quỷ thần khi phạm vào chỗ ở của họ và chôn cất họ sang chỗ mới rồi cầu siêu cho họ, khiến cho họ được giác ngộ, hoan hỷ và gia đình tín chủ được bình an.
Khi đạo tràng đi giúp gia đình tín chủ chuyển mộ vô danh, thì nên hướng dẫn gia đình làm lễ cầu siêu cho hương linh, để đảm bảo an toàn tốt đẹp cho gia đình tín chủ và các Phật tử gia duyên giúp đỡ gia đình.
Đạo tràng hướng dẫn cho gia đình chọn một trong hai hình thức tham gia lễ cầu siêu cho hương linh: về chùa tham gia trực tiếp vào các ngày 14 và 30 hoặc 29 (tháng thiếu) âm lịch hàng tháng hoặc tham gia trực tuyến lễ cầu siêu tại kênh truyền thông:
* Chùa Ba Vàng: Đường link: https://www.youtube.com/c/ChuaBaVangQN
B. Hướng Dẫn
1. Thời Gian
– Thời gian làm các nghi lễ: Trước ngày đào huyệt sang cát, chuyển mộ từ 7 đến 10 ngày là tốt nhất cho hương linh và gia đình. Trường hợp ít nhất cũng nên làm trước 3 ngày.
– Thời gian đào/hạ huyệt tùy thuộc vào sự sắp xếp công việc của gia đình, không phải nhất thiết là ban đêm.
– Sắm lễ cúng: được hướng dẫn cụ thể tại các phần công việc.
2. Các Phần Tâm Linh Phát Sinh Và Cách Hóa Giải
– Trong quá trình gia đình làm công việc này, nếu có các sự việc: gia đình bất hòa khác thường, các nạn, giấc mơ khác thường, các sự bất thường khác… thì bạch thỉnh các hương linh tác động tạo thành sự việc, hiện tượng (kể tên hiện tượng, sự việc)…, các hương linh có liên quan qua điềm báo bằng các sự việc, hiện tượng đó.
– Bạch thỉnh vào trong các khóa tu và phát nguyện cầu siêu cho các hương linh đã thỉnh đó.
3. Hướng Dẫn Cho Phật Tử Ở Xa Muốn Cúng Dường Tam Bảo Về Chùa Ba Vàng
C. Nghi Thức Cúng Lễ
1. Các Nghi Thức Cúng Lễ Trước Khi Chuyển Mộ Vô Danh
2. Các Nghi Thức Cúng Lễ Trong Khi Chuyển Mộ
3. Nghi Thức Cúng Lễ Tại Nhà Sau Khi Chuyển Mộ Vô Danh
Lưu ý:
- Đạo tràng có thể cử hai chủ sám làm đồng thời hai lễ ở mộ vô danh và nơi đặt mộ mới.
HẾT
Các bài nên xem thêm:
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.