Quy định dành cho đạo tràng Phật tử khi tham gia phận sự là các khóa lễ

Quý vị và các bạn tùy duyên tải và in bản PDF tại đây (ấn vào tên bài): Quy định dành cho đạo tràng Phật tử khi tham gia phận sự là các khóa lễ

I. Lời dẫn

Các khóa lễ: Tất cả các lễ có liên quan đến tâm linh
Các gia đình tín chủ rất cần phúc báu phát sinh trong lễ khai đàn. Để đảm bảo khóa lễ phát sinh phúc báu cho tín chủ, thì các yếu tố về con người và vật phẩm trong khóa lễ phải đúng Pháp.

1. Các quy định đối với đạo tràng, Phật tử

1.1. Quy định về các duyên hội đủ của khóa lễ

- Khóa lễ đúng với công đức lục hòa, được sự chứng minh cho phép của chư Tăng hoặc chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc Vàng.
- Khóa lễ do đạo tràng, chùa, câu lạc bộ phân công.

Các quy định này, ngoài lợi ích cho gia đình tín chủ, còn có lợi ích cho Phật tử tham gia: Tạo công đức kết duyên cho các chúng hữu hình, vô hình với Tam Bảo, với Pháp lục hòa, hạnh nguyện Bồ Đề của câu lạc bộ Cúc Vàng; Phật tử không bị tăng trưởng bản ngã và không tạo duyên để bị hương linh theo.

1.2. Quy định phân công Phật tử
+ Các Phật tử tham gia cùng khóa lễ: chính thức, dự thính, tùy hỷ, có lòng tin nhân quả, Tam Bảo, tu tập chuyên nhất tại chùa, để tránh các sự việc có thể xảy ra, sau khóa lễ không kết thân với tín chủ, mượn danh nghĩa đạo tràng làm các việc bất chính (vay tiền, nhờ cậy...)

+ Phân công phận sự tại khóa lễ: phân công công việc trước khi đến gia đình tín chủ (phụ trách khóa lễ, chủ sám, phụ lễ, giúp gia đình bày lễ,...).
- Chủ sám: là Phật tử bạch lễ (Tại phần văn khấn, nếu số mục hương linh nhiều, thì phụ lễ có thể bạch thỉnh hương linh cùng với chủ sám).
- Phụ trách: là Phật tử chịu trách nhiệm trong khóa lễ, có phận sự trả lời các câu hỏi, thắc mắc của gia đình.

(chủ sám có thể kiêm phụ trách hoặc là hai Phật tử khác nhau)

- Phật tử phụ trách và Phật tử chủ sám là Phật tử chính thức của đạo tràng; tinh tấn tu lục hòa, tu bát quan trai giới, hiểu về các vấn đề tâm linh liên quan tới khóa lễ. Lý do cần phân công đích danh Phật tử phụ trách khóa lễ: Phật tử phụ trách sẽ bao quát được các công việc: hướng dẫn gia đình về tâm linh, sắm lễ và phân công bày lễ giúp gia đình tín chủ. Nếu không có Phật tử phụ trách chính sẽ xảy ra tình trạng hướng dẫn tâm linh tự do, nên khiến cho gia đình có các kiến thức không được hướng dẫn. Ngoài ra đạo tràng kiểm soát được việc hướng dẫn gia đình do từ việc cử người hướng dẫn tâm linh đã có thẩm sát kiểm tra nhau về kiến thức. Phật tử phụ trách sẽ báo cáo công việc tại nhóm Ban Cán Sự đạo tràng.
- Phật tử phụ trách cho số điện thoại của Ban Tri Khách chùa để tín chủ phản ánh các vấn đề sai trái của Phật tử.

+ Các Phật tử khác khi được gia chủ hỏi thì trả lời như sau:
Cách 1: Gọi đạo hữu phụ trách hướng dẫn cho gia đình.
Cách 2: Hôm nay chị/anh/em (tên đạo hữu phụ trách)... là người hướng dẫn khóa lễ, gia đình hỏi chị/anh... ấy.

Đạo tràng giới thiệu cho tín chủ biết Phật tử phụ trách khóa lễ cho gia đình tín chủ khi nhận công việc giúp tín chủ.

Tâm của Phật tử tham gia khóa lễ, có ảnh hưởng lớn đến gia đình tín chủ, nên các đạo tràng hướng dẫn phân công cho Phật tử tinh nghiêm theo các nội dung sau, để tránh làm cho gia đình tín chủ nặng nghiệp thêm do năng lực từ trường phát sinh từ tâm bất thiện của Phật tử trong khóa lễ:
- Các Phật tử tham gia trong khóa lễ, không nói chuyện riêng, chuyện đạo tràng, nói xấu nhau, nói các chuyện không liên quan tới khóa lễ... tại nhà tín chủ.
- Đạo tràng không phân công các Phật tử đang có mâu thuẫn, nội kết tham gia cùng một khóa lễ.
- Không phân công những người chưa có lòng tin đối với đạo tràng, câu lạc bộ, chùa tham gia khóa lễ.
- Không phân công các Phật tử còn có tri kiến lệch lạc tham gia khóa lễ.
- Không phân công các Phật tử còn tham gia tu học nhiều nơi tham gia khóa lễ.

1.3. Các vấn đề liên quan tới tiền và ăn uống
- Phật tử, đạo tràng không mua sắm lễ hộ gia đình nhà đám, trừ trường hợp nhà đám là người thân thích họ hàng.
- Phật tử, đạo tràng không lấy tiền công, tiền bồi dưỡng dưới bất cứ hình thức nào (cảm ơn, mang lễ đến nhà cúng Phật...)
- Phật tử, đạo tràng không cầm hộ tiền cúng dường của gia đình nhà đám.
- Phật tử, đạo tràng không can dự đến việc phát tâm cúng dường có/không, nhiều/ít của gia đình tín chủ.
- Phật tử, đạo tràng được khuyến thỉnh gia đình cúng dường, tu tập theo lời Đức Phật dạy trong các việc phù hợp với sự việc của gia đình.
- Phật tử, đạo tràng không yêu cầu gia đình tín chủ phục vụ ăn, uống.

2. Các đối tượng đạo tràng nhận làm lễ hộ

- Phật tử trong đạo tràng.
- Người thân, bạn bè của Phật tử trong đạo tràng, có thể đã quy y Tam Bảo hoặc chưa quy y Tam Bảo hoặc đang tham gia đạo khác.
- Người dân ngoài đạo tràng, ngoài các mối quan hệ gia đình bạn bè, đã/chưa quy y Tam Bảo, do được giới thiệu biết đến đạo tràng.

Đạo tràng cần hướng dẫn, giải thích cho gia đình tín chủ hiểu rõ về lợi ích, phương pháp tu tập mà đạo tràng hướng dẫn cho gia đình tín chủ, phù hợp với lời Đức Phật dạy.
Sau khi Phật tử nhận thấy tín chủ đã có lòng tin, thì mới nhận lời giúp đỡ tín chủ khai đàn tu tập.

Điều kiện đối với tín chủ
- Tín chủ có lòng tin đối với chùa, câu lạc bộ, đạo tràng.
- Khóa lễ phải có sự nhất trí của những người có quyền trong gia đình, không gây khó khăn, cản trở, xúc phạm Phật tử khi đến làm lễ hộ.
- Tín chủ tha thiết thỉnh mời Phật tử.
- Tín chủ phát nguyện sau khi khai đàn, nếu là khóa lễ phải tu tiếp, thì phải tinh tấn tu tập.
- Tín chủ trong quá trình tu tập, nếu có vấn đề phát sinh hay không hiểu, phải hỏi Phật tử phụ trách khóa lễ của đạo tràng.

II. Hướng dẫn tâm linh cho gia đình tín chủ (Chỉ dành cho khai đàn cầu siêu hóa giải oán kết)

Kính thưa quý đạo hữu! Mỗi người đều có biệt nghiệp riêng của mình và cộng nghiệp chung với cả gia đình, nên trong một hiện tượng nghiệp thì có biệt nghiệp và cộng nghiệp. Khi khai đàn tu tập, chúng ta nếu thỉnh cả nghiệp riêng và nghiệp chung thì có rất nhiều các mục hương linh, nên khi thỉnh các hương linh sẽ về đầy đủ, nhưng nếu gia đình tín chủ cúng dường và phát nguyện tu tập ít (ít ngày tu tập, ít thời khóa trên một ngày), thì các hương linh họ không đủ phước, vì thế họ sẽ có các việc tác động vào gia đình, để báo cho gia đình biết như trong kinh NGẠ QUỶ NGOẠI BỨC TƯỜNG (chúng quỷ không nhận được phúc từ vua nên chúng kêu la làm cho cả cung thành bất ổn).

- Cách giải quyết:
Các đạo tràng cần giải thích kỹ về các mục hương linh cho gia đình và viết đủ chi tiết, không viết gộp mục hương linh để cho gia đình biết, sau đó khuyến tấn cho gia đình tùy duyên phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh khả năng tu tập, chọn tu từng phần hoặc từng hiện tượng. Sau khi gia đình đồng ý thì sẽ giải thích cho gia đình về việc đạo tràng viết gộp. Nhưng khi viết bạch lên câu lạc bộ thì viết gộp.

Tâm Chiếu Hoàn Quán nhắc lại:
- Viết gửi lên câu lạc bộ để quý Thầy chứng minh thì viết gộp
- Viết cho gia đình gồm hai bước:
a) Giải thích và viết chi tiết từng mục hương linh cho gia đình hiểu và biết.
b) Sau khi gia đình hiểu rõ phần chi tiết, giải thích cho gia đình về việc viết và đọc gộp tóm gọn. Nếu gia đình nào không hiểu thì vẫn bạch theo nhóm hương linh chi tiết.

1. Cách giải thích khi hướng dẫn cho gia đình hiểu về các mục hương linh

Cách giải thích lấy theo mẫu sau:
Dạng mẫu 1: Người bị nghiệp một mình tạo tội, ví như một mình luộc ốc ăn; người bị nghiệp chung với từng thành viên trong gia đình luộc ốc ăn; người bị nghiệp cùng với gia đình luộc ốc ăn. Trong các việc này người bị nghiệp là chủ sự, nên nghiệp của người ấy sẽ nặng nhất, cả nhà sẽ có sự cộng nghiệp do cùng nhau tạo nghiệp.

Dạng mẫu 2: Người bị nghiệp một mình tạo tội, ví như một mình sát sinh, lừa gạt, trộm cắp...; người bị nghiệp chung với từng thành viên trong gia đình sát sinh, lừa gạt, trộm cắp...; người bị nghiệp cùng với toàn thể những người trong gia đình sát sinh, lừa gạt, trộm cắp. Trong các việc này người bị nghiệp là chủ sự, nên nghiệp của người ấy sẽ nặng nhất, cả nhà sẽ có sự cộng nghiệp do cùng nhau tạo nghiệp. Ví dụ như câu chuyện dòng họ Thích, là dân làng đánh cá, kiếp sau đàn cá kia tái sinh làm vua Lưu Ly, đã trả thù giết dòng họ Thích.

2. Hướng dẫn gia đình tín chủ cách nhận biết hương linh báo

Hướng dẫn cho gia đình biết về hiện tượng hương linh báo, theo lời Đức Phật dạy trong kinh Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường. Nói cho gia đình tín chủ là sau khi đạo tràng khai đàn, thỉnh bạch các hương linh hoan hỷ không báo oán nữa, nên các hương linh nếu thấy chưa được phúc hồi hướng, thì sẽ báo qua các hiện tượng của gia đình, vì vậy gia đình cần theo dõi, nếu thấy có hiện tượng bất thường thì xử lý như sau:

Bước 1: Chắp tay hướng lên hư không bạch sám hối phát nguyện tu tập cúng dường Tam Bảo hồi hướng phước báu cho họ và hồi hướng cho gia đình.
Bước 2: Khi vào khóa lễ, bạch mời hương linh cũ và bạch mời thêm hương linh báo qua các hiện tượng mới, bạch lại phần đã phát nguyện hồi hướng cho họ, cho đến khi hết hiện tượng báo đó.

3. Sách tấn khóa lễ

Để tránh sự lo lắng cho gia đình tín chủ, đạo tràng cần cử 2 Phật tử phụ trách khóa lễ cho gia đình từ khi khai đàn, cho tới khi chuyển nghiệp. Phật tử phụ trách quan tâm hỏi han hàng ngày, hướng dẫn gia đình bạch hồi hướng cho các hiện tượng báo. Diễn biến của khóa lễ cần báo cáo ban cán sự đạo tràng, để kịp thời sách tấn hoặc đề xuất ý kiến hoặc bạch hỏi lên câu lạc bộ.

Kính thưa quý đạo hữu! Chúng ta làm phận sự để tu tâm từ bi và chuyển tải Phật Pháp, nên rất cần sự chuyển nghiệp của gia đình tín chủ, mang giác ngộ an vui cho gia đình tín chủ, nên Phật tử cần nhẫn nại giúp đỡ chúng sinh.

Chúc các đạo hữu tinh tấn!

III. Hướng dẫn sắm lễ

1. Sắm lễ cúng khai đàn/kết đàn

- Trước bát hương thờ Phật: Hoa, quả, một bát cơm, một cốc nước. (Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật, chưa có bát hương Thần Linh, thì không sắm lễ cúng Phật, không sắm lễ cúng Thần Linh, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các hương linh)
- Trước bát hương thờ Thần Linh (chư Thiên, chư Thần, Thổ Công, Thần đất…): Hoa, quả, một bát cơm, một cốc nước.
- Bàn thờ gia tiên, hương linh: Quả, một mâm cơm chay.

Khai đàn/kết đàn, nên cúng thí thực, vì đây là lễ bố thí cho chúng hương linh ngạ quỷ. Hướng dẫn cho tín chủ đặt lễ cúng dường tịnh tài về Tam Bảo, để hồi hướng phúc đến cho các chúng hương linh ngạ quỷ về trong khóa lễ.

2. Sắm lễ cúng hàng ngày tụng kinh, sau khi khai đàn

Nếu sau khi khai đàn, mà có chương trình tụng kinh tiếp, thì hướng dẫn cho tín chủ sắp lễ để cúng khi tụng kinh.
- Trước bát hương thờ Phật: Một bát cơm nhỏ, một cốc nước. (Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật, chưa có bát hương Thần Linh, thì không sắm lễ cúng Phật, không sắm lễ cúng Thần Linh, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các hương linh).
- Trước bát hương thờ Thần Linh (chư Thiên, chư Thần, Thổ Công, Thần đất…): Một bát cơm, một cốc nước.
- Trước bát hương thờ gia tiên: Một bát cơm, một cốc nước trà.

Có thể thay thế cơm bằng bánh hoặc các vật thực khác, nhưng cần thay hàng ngày mỗi khi cúng lễ tu tập. Hoa quả: Tùy duyên gia đình có hoặc không có hoa quả.

-
aa
+
25,542 lượt xem
07/09/2023

Bình luận (30)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. N
    N

    Ngân

    28/02/2024
    Con xin tri ân Tam Bảo ạ
  2. M
    M

    Mai Thị Văn

    30/11/2023
    Con xin thành kính tri ân cô chủ nhiệm đã chỉ dạy tận tình chi tiết cho chúng con ạ
  3. P
    P

    PT Nguyễn Thị Dân

    30/11/2023
    Bài truyền giảng của Cô Chủ Nhiệm chúng con xin nhớ và thực hành đúng Pháp để chúng con được lợi ích ạ. Con xin thành kính tri ân Tam Bảo, con xin thành kính tri ân Trên Sư Phụ cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni và Cô Chủ Nhiệm ạ.
  4. N
    N

    Nguyễn thị Nga

    20/10/2023
    Con xin tri ân cô chủ nhiệm chỉ dạy cho chúng con rất chi tiết ạ.
  5. B
    B

    Bùi Thị Anh

    22/07/2023

    Con xin thành kính đảnh lễ tri ân Tam Bảo, tri ân trên Sư Phụ và chư Tôn Đức Tăng Ni cùng Cô Chủ Nhiệm đã sách tấn chúng con tu tập ạ. Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!