Thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới và những điều cần lưu ý

Trong mỗi gia đình, bàn thờ để thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh là một điều rất linh thiêng. Vì vậy, theo quan niệm của người dân Việt, khi chuyển bàn thờ nếu không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến gia đình.  Vậy muốn chuyển từ bàn thờ cũ sang bàn thờ mới thì nên làm theo quy trình như thế nào? 
Xin mời quý vị và các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây!

Quy trình chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới

Khi chúng ta chuyển từ bàn thờ cũ sang bàn thờ mới, đối với trường hợp giữ nguyên bát hương cũ, gia đình có thể tự mình làm được theo các bước sau: 

Bước 1: Thắp hương để khấn lễ ở bàn thờ cũ, bát hương cũ. 
Bước 2: Sau khi khấn xong, chúng ta nhấc bát hương đó xuống để ở 1 cái bàn được kê ở bên cạnh. Khi đó, nén hương vẫn thắp ở trên bát hương ấy. 
Bước 3: Chúng ta dọn dẹp, sau đó nhấc bàn thờ cũ đi, kê bàn thờ mới vào vị trí cần đặt. 
Bước 4: Chúng ta lại khấn tiếp để thỉnh bát hương cũ đặt lên bên trên bàn thờ mới. 
Bước 5: Sau khi đặt xong, chúng ta bắt đầu bày lễ hoa quả, cơm chay,... hoặc là chúng ta chỉ cần ba bát cơm, ba chén nước; cũng có thể trước mỗi một bát hương, chúng ta đặt một bát cơm trắng và một cốc nước chè. Như thế, chúng ta có thể hoàn thành đồ sắm lễ của việc thay bàn thờ. Còn nhà nào có điều kiện, có thể làm mâm cơm cúng đặt lên bàn thờ cũng được.

ban-thu-phat

Thả bát hương xuống sông cho “mát mẻ”, đúng hay sai?

Có nhiều người nói rằng, bát hương và bàn thờ thay xong, thả xuống sông cho “mát mẻ”. Đây là một việc làm rất mê tín. Bát hương chỉ là nơi để thỉnh mời thôi, còn hương linh không ngồi trong bát hương. Nhưng vì chúng ta muốn nơi thỉnh mời trang nghiêm, đẹp đẽ, cho nên khi chúng ta xây được nhà mới chúng ta cũng muốn bát hương to đẹp và sạch sẽ. Vì có sạch sẽ, các hương linh về thọ hưởng đồ ăn chúng ta dâng cúng, còn bát hương cũ nhiều chân hương quá thì sẽ ảnh hưởng đến đồ cúng. Khi chúng ta thay bát hương cũ, hương linh sẽ không theo bát hương cũ mà chúng được chúng ta thỉnh mời về nơi thờ ở bát hương mới này. Cho nên, bát hương cũ khi thay không còn giá trị tâm linh đối với mình, cũng không còn giá trị tâm linh đối với người đã mất, với những người mình cần mời.

Khi chúng ta thả bát hương xuống sông, không những không “mát mẻ” mà có khi chúng ta còn thêm tội lỗi. Bởi vì tất cả dòng sông, dòng kênh đều có vét sông, vét kênh và có người qua lại, lội xuống để làm các công việc; khi bát hương nhà mình (bằng sứ) vỡ ra sẽ xẻ vào chân tay người ta, hoặc là ai đó vô tình ngã xuống thì sẽ bị đâm.

Cho nên, nếu mình làm như thế thì mầm mống của các việc ác sẽ bị nảy sinh ở đó. Vì thế, bao nhiêu năm nay, cho dù gia đình Yến thay bát hương hay giúp gia đình khác, khi thay xong Yến cho vào túi bóng đen và bỏ vào thùng rác. Nhưng vứt đi phải đảm bảo vệ sinh môi trường, không làm ảnh hưởng đến nhiều người, không khiến cho người ta mất công đi nhặt, đi lượm,... Nếu việc làm của mình khiến cho người khác phải khổ như thế thì việc làm đó mất phúc.

Cho nên, tất cả bát hương, bàn thờ cũ không dùng nữa thì chúng ta bỏ vào thùng rác. Còn nếu bàn thờ cũ còn làm được việc gì thì chúng ta vẫn làm bình thường, ví dụ như chẻ bàn thờ lấy củi nấu bánh chưng để cúng, hay làm một cái bàn để đồ chẳng hạn, nhưng chúng ta nên để tránh đi để không làm người khác sợ bởi những hoa văn của bàn thờ cũ.

bat-huong-duoi-song
Khi chúng ta thả bát hương xuống sông, không những không “mát mẻ” mà có khi chúng ta còn thêm tội lỗi

 

Dùng lại bàn thờ cũ có tội không?

Trong một lần, Yến cùng đạo tràng đi ra Loong Toòng - Hạ Long, Yến nhìn thấy có một nhà thay bàn thờ mới và để bàn thờ cũ ở chỗ thùng rác nên khênh luôn về nhà mình, rửa dọn sạch sẽ, nước thơm đầy đủ rồi dùng thờ tiếp. Người ta nghĩ như thế là không tốt, không trang nghiêm, nhưng thực ra trang nghiêm hay không là ở tâm mình. Đạo Phật chỉ y cứ trên quả báo của tâm ô uế, còn các vật khác rửa qua đều sạch. Trên đời luôn y cứ sạch trên mùi thơm, mùi thối, mùi khó chịu,... đó là y cứ về vật chất sạch sẽ, còn mọi thứ về tâm linh phải y cứ trên tâm sạch. Tâm mình sạch là mọi thứ sẽ sạch.

Hoặc là những bát hương cũ người ta bỏ đi không dùng nữa, nếu mình cảm thấy vẫn dùng được thì mình lại mang về, rửa sạch đi và bốc bát hương thờ lại. Cũ người nhưng mới ta, miễn là đồ đó sạch sẽ. Người nghèo nhưng biết cái gì mình có để dâng lên cúng trước rồi mang xuống ăn sau; còn hơn mình có bát hương thật to, thật đẹp nhưng tuần rằm mới thắp hương 1 lần, còn ngoài tuần rằm thì không thắp hương, thế thì không gọi là hướng đến tâm linh.

Cho nên, điều quan trọng là chúng ta phải hướng đến tâm linh, còn bát hương hay bàn thờ đã bỏ nếu còn dùng được thì chúng ta vẫn cứ dùng. Chúng ta hãy nhớ rằng: Tâm mình và tâm chúng sinh mới tạo nên mọi thứ linh thiêng. Với các chúng sinh, mình biết nâng đỡ, cúng dường thì tâm họ sẽ thanh tịnh.

bat-huong-1
Người ta nghĩ dùng lại bát hương cũ là không tốt, không trang nghiêm, nhưng thực ra trang nghiêm hay không là ở tâm mình. Đạo Phật chỉ y cứ trên quả báo của tâm ô uế, còn các vật khác rửa qua đều sạch.

 

-
aa
+
4,931 lượt xem
19/10/2019

Bình luận (3)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. G
    G

    Gia Khánh

    22/12/2022
    Nghi thức sắp xếp ban thờ đúng Chính Pháp được lợi ích cho gia tiên mà đơn giản lại không có gì lo sợ
  2. N
    N

    Nguyễn Thuý hậu

    22/08/2022
    Mong Cô hoan hỉ chỉ dẫn cho nghi thức cúng về nhà mới ạ
  3. V
    V

    Vũ thị Gấm

    10/08/2022
    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Cô dạy rất đúng ạ.