Việc cho phép trẻ giữ tiền lì xì tiềm ẩn nhiều tác hại mà cha mẹ nên cẩn trọng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 3 tác hại tiêu biểu của việc này và 2 phương pháp giúp việc nhận lì xì của trẻ có ý nghĩa và lợi ích nhất.
Mục lục [Hiển thị]
- 3 tác hại của việc để con trẻ giữ tiền lì xì
- 1. Tạo cho trẻ thói quen tính toán và đánh giá người xấu, tốt qua đồng tiền
- 2. Coi tiền lì xì là tài sản riêng nên tham lam, ích kỷ
- 3. Cha mẹ không kiểm soát được việc tiêu xài của con
- 2 phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ trong việc nhận lì xì
- 1. Nhận thức đúng về ý nghĩa của lì xì
- 2. Trân quý giá trị tinh thần
- Cách lì xì ngày Tết giúp tăng thiện tâm cho trẻ nhỏ
3 tác hại của việc để con trẻ giữ tiền lì xì
1. Tạo cho trẻ thói quen tính toán và đánh giá người xấu, tốt qua đồng tiền
Phong tục lì xì ngày Tết qua thời gian đã dần bị biến tướng và trở thành yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách của con trẻ.
Ví như hàng xóm đến chúc Tết nhau, các bậc phụ huynh xem nhà bên kia mừng tuổi con mình bao nhiêu rồi mừng lại bằng số tiền hoặc nhỉnh hơn một chút. Tất cả những việc đó sẽ làm hư con trẻ. Bởi, trẻ con cũng tính toán bác này mừng 10 nghìn, bác kia mừng 5 nghìn và đánh giá người xấu, tốt qua đồng tiền.
Như vậy, thật đáng lo khi thế hệ con trẻ không còn giữ được ý nghĩa của việc lì xì đầu năm nữa, mà lại quan tâm đến vật chất, đến đồng tiền trong phong bao lì xì Tết đó.
Từ đó, những sự việc khó xử cũng xảy ra như: Con trẻ có hành động xé phong bao lì xì, nói những lời chê bai, trước mặt khách rồi đánh giá người mừng tuổi là keo kiệt hay hào phóng.
2. Coi tiền lì xì là tài sản riêng nên tham lam, ích kỷ
Khi được mừng tuổi, các con tự mặc định là tiền của mình và thường bóc phong bao rồi bỏ tiền vào lợn đất. Từ đó, hình thành thói quen đút tiền vào lợn và xem lợn béo hay gầy (tương ứng với nhiều hay ít tiền).
Như vậy, chính cha mẹ đã hình thành ý thức cho con rằng, tiền lì xì ngày Tết là của riêng con; và nếu cha mẹ sử dụng là cha mẹ lấy của mình. Điều đó sẽ làm hư con trẻ.
Bên cạnh đó, thói quen giữ tài sản riêng từ bé sẽ không chỉ tạo nên tính chất tranh giành tài sản giữa anh em mà còn hình thành việc tham tài sản, tranh giành với cả cha mẹ. Vì vậy, sau này có thể con cái không có tình cảm với cha mẹ nhiều, luôn có suy nghĩ sở hữu tài sản riêng, điều đó làm mất đi đạo đức của chúng ngay từ thuở bé.
Không chỉ vậy, hiện nay phong tục lì xì ngày Tết đang dần trở thành việc vòi vĩnh và thụ hưởng vật chất của con trẻ. Chúng không còn trân quý việc người lớn mừng tuổi cho mình nữa mà trở thành món thu nhập trong ngày Tết.
3. Cha mẹ không kiểm soát được việc tiêu xài của con
Khi có số tiền lớn, trẻ có thể đi chơi hay mua sắm ngoài vòng kiểm soát của cha mẹ. Hơn nữa, do đang ở trong độ tuổi phát triển, trẻ thường rất thích những món đồ của riêng mình. Những thứ đó nếu cha mẹ không kiểm soát được thì có thể rất nguy hiểm.
2 phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ trong việc nhận lì xì
1. Nhận thức đúng về ý nghĩa của lì xì
Cha mẹ nên giáo dục cho con trẻ rằng: Tiền lì xì chỉ là phong tục tập quán chúc mừng năm mới, không phải tài sản của con. Bởi nuôi sống các con hàng ngày là cha mẹ, chứ không phải là tiền mừng tuổi.
Cha mẹ đã nuôi nấng, chăm lo và chu cấp cho các con những gì cần thiết rồi nên không được lấy tiền lì xì làm tiền riêng của mình. Còn mọi người đến để mừng tuổi con, chứ đó không phải là tiền của con. Khi con đã lớn và đi làm thì tiền từ sức lao động của con mới thuộc sở hữu của con.
2. Trân quý giá trị tinh thần
Ngoài nhận thức đúng về tiền lì xì Tết, trân quý các giá trị tinh thần cũng là điều mà trẻ cần được cha mẹ dạy bảo. Ví dụ, khi đi chúc Tết, cha mẹ cần nói rõ với con trẻ rằng đây là việc đi thăm gia đình, họ hàng, người thân chứ không phải mục đích chính là đi nhận tiền mừng tuổi. Hay trẻ không được suy nghĩ rằng sẽ nhân cơ hội đi chúc Tết để được nhận lì xì và sẽ lấy tiền đó mua những món đồ mình đang cần.
Các bậc phụ huynh nên tạo cho con mình ý thức đến với mọi người bằng tình cảm, chứ đừng đến với mọi người bằng đồng tiền.
Cách lì xì ngày Tết giúp tăng thiện tâm cho trẻ nhỏ
Thay vì dùng tiền để lì xì, người lớn có thể tự gấp tay, vẽ những lời chúc Tết để mừng tuổi cho con trẻ. Ngoài ra, có thể tận dụng nguyên liệu tái chế từ vỏ chai, hộp giấy,... thiết kế thành quà tặng để khuyến khích trẻ nhỏ biết tiết kiệm và hình thành ý thức tốt cho chúng. Những sản phẩm này sẽ đưa đến một nếp sống mới cho các bạn nhỏ.
Cách thức này sẽ giúp tăng trưởng phúc không chỉ cho bản thân người mừng tuổi mà còn cho trẻ nhỏ. Đó là biết đến những giá trị tinh thần và giữ gìn được sự trong sáng trong tâm của các cháu.
------
Trên đây là những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa, sẽ giúp quý vị biết cách định hướng cho con trẻ nhận thức đúng đắn về tiền lì xì cũng như áp dụng cách lì xì để tăng trưởng phước báu, gieo thiện tâm cho trẻ.
Các bài liên quan:
Bình luận (2)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Phạm Thị Nụ
Trần Văn Tuyên