Chư Tăng chùa Ba Vàng nhận tiền cúng dường có lẽ là chủ đề nóng nhất trong những ngày gần đây. Hình ảnh Thầy Thích Trúc Thái Minh trong buổi khất thực ngày 10/7/Nhâm Dần đã phủ sóng mọi mặt trận trên mạng xã hội. Người ta liên tục réo tên chùa Ba Vàng là phản cảm, ăn tiền, làm kinh tế,...
Vậy với sự việc trên, hiểu thế nào cho đúng? Trước tiên, xin mời quý vị hãy giữ tinh thần khách quan và cùng xem xét sự việc với một cái đầu lạnh!
Mục lục [Hiển thị]
- 1. Giới luật Phật không cấm chư Tăng nhận tiền của tín chủ cúng dường
- I. Câu chuyện nữ đại thí chủ dâng lễ cúng dường bộ nữ trang 900 triệu đồng tiền vàng lên Đức Phật và Tăng chúng
- Vị đại triệu phú Cấp Cô Độc cúng dường tới Đức Phật và Tăng chúng
- 2. Việc chư Tăng thọ nhận tịnh tài của tín chủ cúng dường được Pháp luật bảo hộ
1. Giới luật Phật không cấm chư Tăng nhận tiền của tín chủ cúng dường
Thuở còn tại thế, Đức Phật vì lòng bi mẫn, mong muốn nhân Thiên được tăng trưởng phúc báu, Ngài đã hứa khả đón nhận mọi sự cúng dường, trong đó có cả sự cúng dường nữ trang, vàng bạc, bất động sản… Từ đó, nhân Thiên đều nhận được phước báu vô lượng trong nhiều kiếp từ sự cúng dường đúng Pháp.
I. Câu chuyện nữ đại thí chủ dâng lễ cúng dường bộ nữ trang 900 triệu đồng tiền vàng lên Đức Phật và Tăng chúng
Trong kinh Tiểu Bộ, phẩm Đỏ Sẫm, chuyện Lâu Đài Tinh Xá có kể lại, thánh nữ Visakha (nữ đại thí chủ) là người có tâm tin kính Tam Bảo, thường phát khởi lòng tin trong sạch và dâng cúng Đức Phật cùng chư Tăng những tài sản vô cùng quý giá.
Thánh nữ tha thiết ước nguyện sẽ xây một tinh xá để cúng dường Đức Phật và chư Tăng. Đức Phật đã chấp thuận. Bà cho xây dựng tinh xá huy hoàng, tráng lệ và đã cúng bộ nữ trang đặc biệt trị giá lên tới 900 triệu đồng tiền vàng. Nhờ công đức bố thí hào phóng và tín tâm cao độ, sau khi mạng chung, bà đã được sinh lên cõi Trời.
Nguyên văn kinh: Đức Phật thọ nhận cúng dường 900 triệu đồng tiền vàng
Vị đại triệu phú Cấp Cô Độc cúng dường tới Đức Phật và Tăng chúng
Ở đất nước của vua Ba Tư Nặc, có vị trưởng giả tên là Tu Đạt (Cấp Cô Độc), cúng dường Đức Phật trăm đồng tiền vàng và còn khuyến hóa nhân dân trong nước cùng tham gia. Từ đó, người dân ai ai cũng đua nhau cúng dường Phật. Hễ cúng được gì là họ sẵn sàng dâng cúng với đức tin kiên cố và mong nguyện nhận được phước báu thù thắng.
Đức Phật và chúng Tăng đã vì lòng thương tưởng chúng sinh mà thọ nhận vàng, bạc, châu báu hay thậm chí như cây kim, sợi chỉ để họ được quả phước tốt đẹp, giúp vơi bớt khổ đau.
(Trích Kinh Đại Tập 15 - Bộ Bản Duyên VI (Số 199 - 202) - số 55 - truyện Tu Đạt cưỡi voi đi khuyến hóa)
Nguyên văn kinh: Vua quan dân chúng hoan hỷ cúng dường vàng bạc châu báu đến Đức Phật và chúng Tăng
Trưởng giả này cũng đã bỏ năm trăm bốn mươi triệu đồng tiền vàng để xây tịnh xá Kỳ Viên (hiện nay thuộc Ấn Độ) để cúng dường Đức Phật và chư Tăng.
(Kinh Tiểu Bộ - 354. Chuyện tiền thân - 04. Phẩm Kulavaka - 040. Chuyện hố than lửa cây keo)
Nguyên văn kinh: Bài kinh: Chuyện Hố Than Lửa Cây Keo (Tiền thân Khadirangara)//phamthiyen.com/bai-kinh-chuyen-ho-than-lua-cay-keo-tien-than-khadirangara
Ngoài ra, trong kinh điển còn ghi lại vô số những câu chuyện vua quan, dân chúng hoan hỷ cúng dường vàng bạc, châu báu lên Đức Phật và chúng Tăng. Họ đều vì nương tựa nơi Tam Bảo cao quý và mong nguyện tăng trưởng phước báu mà hào phóng cúng dường.
Từ đó, chúng ta có thể thấy, từ khi Đức Phật còn tại thế, việc chư Tăng nhận tịnh tài của tín chủ cúng dường là hoàn toàn bình thường và tương tự với thời đại ngày nay. Với vụ việc chùa Ba Vàng, chúng ta không y cứ vào đây là đồng tiền, cái bánh hay cành hoa, bởi đó cũng chỉ là hình tướng. Còn về bản chất, những thứ ấy đều là vật phẩm cúng dường với tấm lòng thành kính của nhân dân, Phật tử. Trong đó, chư Tăng là người đại diện cho Tam Bảo để thọ nhận và hồi hướng phước báu đến cho các tín chủ.
Chưa kể, chư Tăng đi khất thực (xin ăn) là tùy duyên, không phân biệt thân sơ, sang hèn. Nhiều người không kịp chuẩn bị các vật thực, y phục, thuốc men,... thì với lòng tin kính Tam Bảo, cầu mong phúc báu mà họ cúng dường bằng tịnh tài. Sự thọ nhận này là hoàn toàn đúng Pháp, phát sinh phước báu tới người cúng dường và giúp họ kết thiện duyên với Tam Bảo.
Thực hành theo lời Phật dạy, chư Tăng trì bình khất thực và thọ nhận vật phẩm, tiền bạc tùy duyên do các tín chủ cúng dường. Đây là nét đẹp văn hóa của Phật giáo và cũng chính là một trong 13 hạnh đầu đà mà Đức Phật chỉ dạy để kết duyên với chúng sinh.
2. Việc chư Tăng thọ nhận tịnh tài của tín chủ cúng dường được Pháp luật bảo hộ
Bản chất việc cúng dường bằng tịnh tài (tiền) là một hình thức khác của công đức (nhận tiền qua hòm công đức) hay qua tài khoản ngân hàng mà Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang khuyến khích.
Khoản 6, điều 7 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo quy định: Tổ chức tôn giáo có quyền “nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho”. Chính vì vậy, việc chư Tăng thọ nhận tiền của Phật tử cúng dường khi đi khất thực là đúng với Pháp luật quy định, là quyền được Pháp luật thừa nhận và bảo hộ.
Với sự cúng dường của nhân dân, thực tế, chùa Ba Vàng luôn sử dụng nguồn công đức đúng mục đích trong các công tác an sinh xã hội. Thể hiện rõ trong những năm vừa qua, với tinh thần Phật Pháp đồng hành cùng dân tộc, chùa Ba Vàng đã tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu tham quan, vãn cảnh và tu học của hàng vạn nhân dân, Phật tử.
Ngoài ra, các hoạt động từ thiện, quyên góp,... cũng được tích cực triển khai như: Ủng hộ tiền và vật phẩm trong mùa dịch Covid-19; quyên góp tiền, chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung phải chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lụt, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức các ngày lễ, khóa tu miễn phí dành cho hàng vạn bạn trẻ trên khắp thế giới và mọi miền tổ quốc,... Những hoạt động trên luôn được đánh giá cao bởi các tổ chức chính quyền, các cơ quan giáo dục,... trong cả nước.
Quý vị có thể tìm hiểu rõ hơn ở link sau: Tin tức, hoạt động từ thiện của chùa Ba Vàng
Một lần nữa, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy và kết luận được rằng: Việc chư Tăng nhận tiền cúng dường của Phật tử, dù bằng hình thức thọ nhận trực tiếp khi đi khất thực hay qua hòm công đức của nhà chùa, đều được Pháp luật thừa nhận với mục đích xây dựng cơ sở, duy trì hoạt động tôn giáo hợp pháp và phục vụ cho xã hội.
Còn về việc dư luận cho rằng, hình ảnh chư Tăng chùa Ba Vàng nhận tiền cúng dường của Phật tử là “phản cảm” thì xin thưa: Hành động không sai so với giáo lý nhà Phật, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục thì không có lý do nào đủ thuyết phục để vội vàng quy chụp và gán mác một cách vô căn cứ!
Nếu quý vị cho rằng, đó làm cảm xúc, là cái nhìn cá nhân thì xin hãy giữ cho riêng mình. Thời đại ngày nay, nếu không đủ bằng chứng xác đáng, chúng ta không thể tranh luận xa hơn!
-------
Qua sự vụ rầm rộ lần này, chúng ta có thể thấy, một lần nữa dư luận lại bị “dắt mũi” bởi những thế lực bí ẩn với dã tâm hạ bệ chùa Ba Vàng, hay nguy hiểm hơn là ác hại Phật Pháp. Đối diện trước bất kỳ sự việc nào, hãy hành động có trí tuệ, cẩn trọng khi bình luận hay hùa theo đám đông những điều chưa được kiểm chứng. Nhân quả luôn vận hành, chỉ là sớm hay muộn!
Các bài nên xem:
Bình luận (68)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn Thị Hương
Vũ Thị Ngọc Yển
Hoàng Văn Thuân
Tạ Thị Hải
Nguyễn Thị Lam