Sự nguy hiểm của việc tạo phúc không hồi hướng

Câu hỏi: 
Con chào Cô ạ. Thưa Cô, phúc khi mình tạo thì phải hồi hướng luôn thì mới có giá trị đúng không ạ? Nếu có khoảng thời gian, thì sau bao lâu hoặc sau những duyên gì thì việc hồi hướng không có giá trị nữa ạ? Con xin Cô chỉ dạy cả về hồi hướng cho 2 hướng là việc thế gian (hữu lậu) và cả vô lậu (Vô Thượng Bồ Đề) ạ. Con xin thành kính tri ân Cô ạ.

cau-hoi-trong-nhom-tam-su-1
Câu hỏi từ nick Facebook Vũ hoàng Diệu trong nhóm Tâm Sự Cùng Cô Phạm Thị Yến

Cô Phạm Thị Yến trả lời: 
Cô chào em!

Nhận biết phúc vô lậu và phúc hữu lậu

1. Phúc vô lậu: các việc dẫn đến đoạn trừ chấp tôi, của tôi; đoạn trừ tham, sân, si (có quán chiếu tứ đế).
2. Phúc hữu lậu: các việc làm không dẫn đến đoạn trừ ngã, ngã sở (tôi, của tôi); không đoạn trừ tham, sân, si (không quán chiếu tứ đế).

Hồi hướng phúc vô lậu và hữu lậu

1. Phúc vô lậu hồi hướng được về Vô Thượng Bồ Đề. Phúc vô lậu nếu hồi hướng về hạnh phúc thế gian, hạnh phúc cõi trời, thì ngay khi hồi hướng phúc đó sẽ trở thành phúc hữu lậu và được thọ hưởng.
2. Phúc hữu lậu không hồi hướng được về Vô Thượng Bồ Đề. Phúc hữu lậu chỉ hồi hướng được về hạnh phúc ở các cõi nhân, thiên.

Phúc đã tạo ra sau bao lâu thì không hồi hướng được?

Phúc đã tạo ra không bao giờ mất, khi nào ta hồi hướng thì phúc sẽ về chỗ đó. Ví dụ: Ta làm ra tiền, ta không có ý định mua sắm gì thì tiền vẫn ở đó; đến bao giờ ta có ý định mua sắm và đi mua sắm thì tiền sẽ trả cho người bán và ta lấy về cái ta cần.

loi-ich-phat-bo-de-tam
Cô Phạm Thị Yến đã từng chia sẻ: “phúc đã tạo ra không bao giờ mất, khi nào ta hồi hướng thì phúc sẽ về chỗ đó”

Cô lấy ví dụ rộng thêm, có thể ta bỏ tiền ra chỉ lấy được cảm thọ vui. Ví dụ: chồng đưa tiền cho vợ để làm cho vợ vui; người con trai sắm đồ cho người con gái, người con trai bỏ tiền ra tuy không được dùng món đồ mua đó, nhưng chỉ thọ hưởng được niềm vui vì làm cho người yêu vui.
Thọ hưởng phúc hữu lậu, tức là thọ hưởng "cảm xúc phát sinh từ sự ưa thích" và phúc hữu lậu được sinh ra từ cảm thọ tôi, của tôi.

Không hồi hướng phúc, nhưng duyên gì làm mất phúc?

Khi chúng ta tạo phúc, chúng ta không hồi hướng thì khi tâm ý chúng ta mong muốn điều gì, phúc chúng ta sẽ chuyển về chỗ đó và phúc sẽ hết khi các mong muốn đó được đáp ứng tương ưng với phúc chúng ta đã tạo ra. Ví dụ: ta tạo ra phúc chưa hồi hướng, nhưng lúc nào đó ta khởi ý "người kia sướng thật đấy, được bao nhiêu người thích, đến bao giờ mình mới được thế", liền lúc đó phúc liền hướng về chỗ đó. Phúc đó tạo thành duyên để vào một trường hợp nào đó có người khen mình: "Anh (chị) là người tốt thật đấy, nhìn duyên thật, hiểu Phật Pháp thế..." (trường hợp được khen do không khởi tâm ưa thích được khen là trường hợp thật "đúng là như thế")... Hoặc mình thích ăn gì đó, thích áo quần,... hoặc thích cho người mình ghét bị tai hoạ nên khi người mình ghét kia bị tai hoạ, phúc báo của mình sẽ tạo tác thành duyên để mình biết được thông tin họ bị tai họa và mình thọ hưởng "cảm xúc vui"... Hoặc thích hội chúng của mình đông người (Có trường hợp hội chúng tà kiến đông người là do người đứng đầu tạo nhiều phước hữu lậu và khởi mong muốn, hoặc người đứng đầu có tạo được chút ít công đức vô lậu nào lại hồi hướng thành hữu lậu mong cho hội chúng đông người).
Vậy nên, nếu chúng ta làm phúc mà không hồi hướng thì rất nguy hiểm. Có thể một lúc nào đó trong vô minh, ta khởi lên các mong cầu bất thiện, thì phúc đó sẽ tạo duyên cho ta làm thành công các việc bất thiện đó. Như vậy, phúc lúc trước sẽ trở thành họa lúc sau. Cho nên, Phật mới dạy, làm muôn công đức thiện ngoài công đức Bồ Đề đều là làm việc cho ma vương.

Cách hồi hướng lợi ích nhất!

Hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề: Để chuyển hết tất cả công đức vô lậu của mình về Vô Thượng Bồ Đề, công đức này có công năng phát sinh trí tuệ phương tiện cho mình giác ngộ và dẫn dắt cho chúng sinh giác ngộ.
Hồi hướng để được thực hành công hạnh Bồ Đề: Để chuyển tất cả công đức hữu lậu sang việc gặp được thiện tri thức, kết duyên với hội chúng đúng pháp để thực hành được các công đức vô lậu.

cach-de-hoi-huong-loi-ich-nhat-la-hoi-huong-ve-vo-thuong-bo-de
Cách hồi hướng để được lợi ích nhất chính là hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề

Trong câu phát nguyện hồi hướng:
"Con xin phát tâm Bồ Đề
Hộ trì Tam Bảo
Chuyển tải Phật pháp
Rộng khắp thế gian"
bao hàm đầy đủ: phát sinh nhân duyên thực hành công đức, chuyển hoá dần công đức hữu lậu thành vô lậu và hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề, không để chúng ta bị thất niệm trong các mong cầu bất thiện. Ví dụ: khi chúng ta khởi mong muốn bất thiện: mong cho kẻ thù bị gặp khổ, nhưng do chúng ta đã hồi hướng hết công đức về Vô Thượng Bồ Đề, về duyên thực hành công hạnh Bồ Đề rồi nên "khởi mong ác" kia không thể có được. Đó là công năng của lời nguyện bảo hộ cho chúng ta dừng các việc ác, dừng các nghiệp ác.
(Trích lời Cô Phạm Thị Yến trả lời trong nhóm Tâm Sự Cùng Cô Phạm Thị Yến - Tâm Chiếu Hoàn Quán)
Các bài nên xem:

-
aa
+
5,811 lượt xem
06/08/2020

Bình luận (1)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. N
    N

    Nguyễn tất khơi

    03/04/2023

    Lời chia sẻ của Cô thật sâu sắc và ý nghĩa