Video ghi lại những câu chuyện thực tế của các Phật tử khi quán chiếu mối tương quan giữa danh và sắc trong cuộc sống. Trong từng trường hợp, Cô Phạm Thị Yến đều có những chia sẻ cụ thể, gần gũi.
1. Quán chiếu danh sắc chuyển hóa mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu
a, Sự việc và cách quán chiếu danh - sắc của Phật tử
- Phật tử Doanh có 2 con gái. Chế độ chăm sóc 2 con như nhau nhưng bé lớn bụ bẫm còn bé nhỏ lại gầy yếu. Bố mẹ 2 bên chăm sóc con không kỹ, không ép ăn rau củ nên mới còi cọc như vậy.
- Đỉnh điểm là một buổi sáng, mẹ chồng nhắc lại Phật tử về việc không ép con ăn rau củ quả. Lúc đó, Phật tử nổi cơn giận và rất muốn nói những lời bao biện là cũng đã tìm đủ cách nhưng con không chịu ăn. Sau đó, Phật tử cũng tĩnh tâm suy xét lại thấy tâm như vậy là hỗn nên cũng chỉ nói nhẹ lại một câu.
- Đến bữa ăn trưa ngày hôm đó, con gái nhỏ của Phật tử cũng chỉ ăn đậu, không chịu ăn những món ăn Phật tử đã chuẩn bị. Cơn giận lúc đó được dịp bùng phát, Phật tử lớn tiếng quát. Sau đó, Phật tử thấy mình thật vô lý và thấy được việc ăn đậu cũng tốt, có thể thay rau mà cũng nhiều chất đạm.
- Nhờ có quá trình nhìn lại tâm và tướng (danh và sắc), Phật tử đã biết nhìn lại, ngăn chặn được sự phát tác của nghiệp, không bị làm theo nghiệp.
b, Chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến
- Học Pháp nên chuyển được tâm, tức là dừng nghiệp và chuyển nghiệp. Trong trường hợp này, Phật tử có nhìn danh và sắc của mình nên khống chế được hành động của mình.
Áp dụng: Nếu Phật tử có thể nhìn vào danh và sắc của mẹ chồng (tướng nói đi nói lại việc ép cháu ăn rau là vì tâm thương xót con cháu) thì sẽ sinh ra tâm biết ơn, không bị bùng nổ cơn giận trong lần thứ hai (trong bữa cơm với con gái).
- Như vậy, chúng ta cần ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện. Tức là phải sinh tâm thiện mới dừng được nghiệp. Đối với bất kỳ việc gì ác trong tâm, nếu chỉ buông để đấy thì đến một lúc, việc ác đó sẽ lại bùng lên. Còn nếu từ việc ác mà sinh ra thiện tâm thì việc ác đó sẽ tự chuyển hóa.
Áp dụng: Trong trường hợp của Phật tử, nếu từ cảm xúc nổi giận, khó chịu khi mẹ chồng nhắc lại việc chăm con chuyển sang tâm biết ơn thì một loạt tâm biết ơn được sinh ra. Phật tử có thể nói với con là bà và mẹ rất thương con, con ăn đi cho bà mẹ vui lòng,... thì tự đứa trẻ sẽ sinh tâm hoan hỷ và ăn.
- Trước khi làm bất cứ việc gì, hãy sinh thiện tâm rồi mới làm, sẽ đem đến kết quả.
2. Quán chiếu danh sắc giúp con trẻ thay đổi thói quen xấu
a, Sự việc và cách quán chiếu danh - sắc của Phật tử
- Trong một lần đi làm phận sự, Phật tử Thanh bị mất 500 nghìn trong ví. Thủ phạm lấy tiền là cháu trai của một Phật tử khác. Cháu này thường có tật lấy trộm tiền của bố mẹ để đưa cho bà.
- Phật tử Thanh có tư duy như sau:
+ Lúc đầu, cậu bé trông rất vui vẻ, nét mặt hồn nhiên, vô tư và đi lại nói cười. Ấn tượng ban đầu của Phật tử về cậu bé là rất đẹp, trong sáng và lành mạnh.
+ Nhưng lúc sau, khi đòi về, sắc mặt cậu bé lo sợ, vội vã, thần sắc thiếu tự tin, vội vàng, mất hẳn hình ảnh đẹp lúc đầu. Bởi khi đó cậu bé lo sợ mọi người sẽ phát hiện ra mình là người trộm tiền nên muốn về thật nhanh.
b, Chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến
- Danh sắc của kiếp trước đã tạo nghiệp nên sinh ra trong kiếp này, cậu bé có thói quen ăn cắp. Ăn cắp là danh có tương quan với sắc là sự lo sợ và những dấu hiệu đi kèm.
- Phát hiện ra danh sắc của những đứa trẻ như vậy, chúng ta có thể dạy nó. Tức là chú ý quan sát, đừng bỏ qua nét mặt nào của con cháu mình. Nếu thấy nét mặt của các bé có sự lấm lét thì mình có thể đoán ra, hỏi ra tâm của bé. Truy cho tới cùng, yêu cầu bé sám hối, xin lỗi và có những “hình phạt” - tùy căn tính đứa trẻ để uốn nắn. Đó là huân tập tính chân thật để chuyển hóa tính khuất tất.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.