Câu hỏi: Gia đình có người mất và Phật tử chùa khác đến trợ niệm, chỉ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” trong hơn 7 giờ. Sau đó có nhìn thấy hiện tượng sau: toàn thân người mất rất mềm, da dẻ hồng hào, không bị cứng hay biến sắc như thông thường; khi mất thì nhẹ nhàng, thanh thản. Con gái của người mất nhìn thấy trong phòng có ánh sáng vàng rực, có Phật A Di Đà hiện xuống, người mất hoan hỷ đi theo Phật A Di Đà mà không quyến luyến gia đình.
1. Hiện tượng này là do công đức của việc trợ niệm, trì danh hiệu Đức Phật; hay do trước đó, người mất đã tinh tấn tu tập, giác ngộ vô thường, thực hành bố thí hành thiện, cúng dường Tam Bảo, nhất tâm nương tựa Tam Bảo cầu vãng sinh Tây Phương cực lạc; hay nhờ cả 2 yếu tố?
2. Người thân thấy tôn tướng Phật A Di Đà là thực có, là ảo giác từ tâm chí thiết mong cầu người mất được vãng sinh hay do ma quỷ biến hiện ra cảnh giới đó?
Trả lời:
1. Sau khi hộ niệm, người mất hồng hào, mềm mại có phải đã được vãng sinh?
1.1. Vãng sinh không căn cứ vào cơ thể cứng hay mềm
- Khi chết, toàn cơ thể đau như rùa bị rút mai sống.
- Người chết bị mất hết cảm giác, không giãy giụa được, không biết đau nữa vì đã bị tê liệt dây thần kinh, không còn phản ứng ra ngoài. Giống như khi ngồi thiền chân bị tê cứng, lúc đó không còn cảm giác. Cho nên người ngoài nhìn vào có thể cho là bình an, không đau đớn; nhưng thực ra nằm im là do không thể nhấc tay, nhấc chân lên nữa.
- Khi mới chết, toàn bộ khối cơ thể bắt đầu bị cứng lên, nhưng một lúc sau sẽ tự mềm ra vì cơ không vận động nữa. Nếu đau ít thì co cứng ít, mềm ra nhanh và ngược lại.
- Khi chết, nước không lưu thông nữa nên đọng lại dưới da, khiến da căng lên, đẹp đẽ.
Ví dụ: Khi con cá chết, nó mềm, sau đó cứng lại. Để một lúc thì nó lại mềm ra. Như vậy không thể coi con cá được vãng sinh.
Cho nên, không căn cứ vào cơ thể mềm hay cứng, có nhuận nước hay không. Vì có thể khi mới chết, cơ thể bóng đẹp, nhưng đến thời điểm sau, nước trong người trương lên, khiến cơ thể thối ra.
1.2. Tụng kinh, niệm Phật không có công năng giúp vãng sinh
- Niệm Phật, tụng kinh có không có công năng giúp được vãng sinh, mà phải do nghiệp lực của người mất. Vì người chết tái sinh rất nhanh, có thể trở thành chúng sinh khác ngay sau khi chết.
- Tụng kinh, lễ bái với mục đích giúp hương linh người chết nếu sinh về cõi ngạ quỷ được giác ngộ, chứ không phải cho cái thân tứ đại của người chết giác ngộ.
1.3. Điều kiện để được vãng sinh
- Người muốn vãng sinh cần đủ 3 yếu tố: tín, hạnh, nguyện.
- Nếu người chết khi còn sống chưa biết đến Phật, không biết Tây Phương là gì thì không thể nói là vãng sinh được; vì họ chưa thanh tịnh, chưa thành tựu được tín, hạnh, nguyện.
- Bên cạnh đó, có một số bộ kinh có dạy về những điều kiện để được vãng sinh như kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà, kinh Bảo Tích.
Kết luận: Cho nên, quan niệm hộ niệm giúp vãng sinh là quan niệm không đúng. Nếu nói người chết được vãng sinh thì là tà kiến, không thấy nói thấy, không biết nói biết, nói sai sự thật. Cần rõ biết việc này để không bao giờ phạm phải sai lầm, phạm giới, ai cũng bị chịu chi phối của nhân quả.
2. Thấy tôn tướng Phật A Di Đà là thực có hay do ma quỷ biến hiện?
- Đức Phật không thiên vị một ai. Cho nên, khi Đức Phật phóng hào quang thì tất cả chúng sinh đều được hưởng công đức, ai cũng nhìn thấy. Ngài không phóng hào quang cho một mình ai thấy.
- Bên cạnh đó, không ít người tha thiết nhìn thấy Phật mà bị ảo giác.
Cho nên, không kết luận, không tin, không chê bai; cũng không tùy hỷ theo việc này. Vì ma quỷ cũng có thể biến hiện thành hình Phật.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận (6)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn Thị Tỵ
Hue Nguyen
Vũ Thị Bình
Hin Trịnh Thị
Dừng Nguyễn