Lễ Quy y Tam Bảo được coi như là điểm khởi đầu, là một thời khắc thiêng liêng của một người Phật tử tại gia khi chính thức được nương tựa vào ba ngôi báu Phật Bảo - Pháp Bảo - Tăng Bảo. Tại buổi lễ quy y Tam Bảo này, người Phật tử được chư Tăng truyền tam quy, ngũ giới, ban bố những lời giảng Pháp để có thể hiểu hơn về ý nghĩa của Tam Bảo, từ đó phát sinh ra sự hoan hỷ, lòng kính quý, biết ơn tới Tam Bảo. Tuy nhiên, có một số người mặc dù vẫn muốn quy Y Tam Bảo nhưng lại vướng gia duyên, chỉ muốn đăng ký ghi danh để các quý Thầy viết điệp quy y, như vậy có được phước không? Xin mời quý Phật tử đọc bài viết sau để nhận được câu trả lời từ Cô nhé!
Mục lục [Hiển thị]
Câu hỏi về việc gửi danh sách Quy y về chùa?
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Em chào Cô Yến! Cô cho phép em hỏi điều sau ạ. Mùng 8/8 này chùa Ba Vàng tổ chức lễ quy y Tam Bảo nhưng do điều kiện công việc em không về dự lễ đàn trực tiếp được và em cũng không xem qua mạng trực tuyến được. Em thành tâm gửi tên tuổi để nhờ các Sư Thầy viết điệp và cầu khấn giúp em như vậy có hiệu quả bằng trực tiếp về chùa không ạ? Em xin tri ân công đức của Cô Yến ạ.
Lễ Quy y Tam Bảo - nhân lành chuyển hóa nghiệp khổ đau
Cô Phạm Thị Yến trả lời: Cô chào em! Việc làm như vậy không được em nhé! Quy y Tam Bảo và phát nguyện trì giới là em phải nghe giảng, hiểu rõ rồi phát tâm hoan hỷ khi thấy lợi ích của việc quy y, trì giới. Từ đó, em phát sinh tâm kính Phật, kính Pháp, đó là nguyện quy y Phật, quy y Pháp. Em được thấy tướng chư Tăng giảng truyền giới cho em, khi đó trong tâm sẽ phát sinh được sự tôn kính chư Tăng, biết ơn chư Tăng, biết ơn Tam Bảo, đó là niệm quy y Tăng. Ba niệm quy y đầy đủ này, nếu nhất tâm, em sẽ phát sinh được ra một năng lượng tinh tấn, đó chính là nhân lành giúp em tinh tấn tu tập, chuyển hóa nghiệp khổ đau.
Như vậy là do giác hiểu mà quy y Phật, quy y Pháp, do biết ơn mà quy y Tăng, đầy đủ như vậy thì việc quy y mới đúng nghĩa và sinh phúc báu em nhé. Nếu em chỉ ghi tên thì không đúng vì không sinh được trí (giác), không sinh được tăng thượng tâm (ơn Tam Bảo), không có duyên để gieo nhân tinh tấn.
Quy y Tam Bảo là gì?
Tam Bảo là gì?
Người tu học Phật đầu tiên cần tìm hiểu về khái niệm “Tam Bảo”. “Tam Bảo” là một danh từ Hán – Việt, trong đó “Tam” là ba; “Bảo” là quý báu. “Tam Bảo” được hiểu là “ba ngôi báu”. Bảo gồm Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo.
Quy y Tam Bảo có ý nghĩa rất quan trọng đối với người con Phật. Đây được xem là bước đi đầu tiên trên con đường tu tập theo đạo Phật. “Quy” là quay về, “y” là nương tựa. “Quy y Tam Bảo” hiểu đơn giản là quy về nương tựa Tam Bảo. Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Quy y Tam Bảo là quay về nương tựa nơi Tam Bảo, tức là nương tựa nơi bậc giác ngộ là Đức Phật, nương tựa nơi giáo Pháp cứu khổ và nương tựa các vị Tăng tu hành theo giáo Pháp của Đức Phật. Quay về nương tựa Tam Bảo giúp cho chúng ta được thực hành các Pháp khiến cho mình giảm bớt khổ đau”.
Quy y Tam Bảo được lợi ích gì?
Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Nương tựa Tam Bảo là chúng ta nương tựa vào Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo giúp chúng ta chuyển hóa các nghiệp khổ, được hạnh phúc an vui, để chúng ta tồn tại và đứng vững trong cuộc đời này mà không bị gục ngã”. Như vậy, Tam Bảo là chỗ dựa tinh thần vững chắc, là nơi dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi biển khổ.
Được quy y Tam Bảo, trở thành người Phật tử là một duyên lành rất lớn trong các kiếp sinh tử luân hồi của chúng ta. Người có duyên quy y Tam Bảo phải biết trân quý và lấy đó làm tiền đề hướng tới giác ngộ, xa lìa tham, sân, si, thoát khỏi mọi đau khổ.
Các bài nên xem:
Bình luận
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.