Đi lễ chùa đầu năm là truyền thống bao đời của người Việt, để cầu nguyện những điều tốt đẹp, hạnh phúc cho bản thân và gia đình trong năm mới. Tuy vậy, đến nay vẫn còn nhiều người thắc mắc về việc đi chùa như: đi chùa khấn như thế nào để cầu nguyện được như ý, nên mặc trang phục gì, có nên mang lễ về không,...
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp quý vị những điều cần lưu ý khi đi chùa để không bị “phạm” vào phần tâm linh khi đến chùa mà vẫn được phước báu, may mắn.
Mục lục [Hiển thị]
1. Bài khấn đi chùa ngắn gọn
Đầu năm đi lễ chùa, quý vị có thể khấn như sau:
“Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đệ tử con tên là:... ở tại… Hôm nay, con đến chùa với tâm cung kính Phật, cung kính Pháp, cung kính chư Tăng bổn tự (tức chư Tăng tại chùa), con có nén hương dâng cúng Phật, hoa quả cúng dường Tăng (tùy gia đình cúng gì thì khấn vật đó). Đây là tâm chân thật của con. Con xin nhờ phước báo cung kính, cúng dường Tam Bảo, cúng dường Tăng này mà con được… (nói ra mong cầu của mình). Con xin các vị chư Thiên, thiện Thần, Hộ Pháp ủng hộ cho con, khiến các việc con mong cầu sớm được thành tựu”.
Ngoài ra, quý vị cần chú ý 2 yếu tố sau để lời cầu nguyện được linh ứng:
- Tâm khi cầu nguyện: Cầu nguyện với tâm tha thiết và đầy đủ sự cung kính, kính tín Phật - Pháp - Tăng thì những điều mong cầu của mình đều có sự chuyển hướng theo mong muốn; nghiệp cũ sẽ được tiêu trừ, phước báu tăng lên. Cho nên, đã đến chùa là chúng ta có phúc lộc, miễn là chúng ta dùng đúng tâm để đến chùa.
- Mong cầu: Để được phù hộ thì các việc mong cầu phải chính đáng và hợp đạo lý. Khi chúng ta có phước báo và hồi hướng cho những việc chúng ta mong cầu như: có tài sản để hiếu dưỡng cha mẹ, đối xử tốt với anh em, bạn bè; mong cầu được tăng trưởng tâm biết ơn; mong cầu có được những lời nói lành thiện;... Như vậy, chư Thiên sẽ ủng hộ khiến những mong cầu đó của chúng ta được thành tựu.
2. Đi lễ chùa đầu năm nên mặc gì?
Khi đi lễ chùa, chúng ta nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự, không nên mặc hở hang.
3. Đi chùa có được chụp ảnh không?
Chúng ta đi chơi, đi lễ chùa thì vẫn có thể chụp ảnh bình thường. Nhiều người sợ chụp ảnh ở chùa thì sẽ bị “vong” theo về nhà. Nhưng điều này là không đúng sự thật. Hương linh theo ai là do nhân duyên với người đó, chứ không phải do chụp ảnh.
4. Đi chùa có nên mang lễ về không?
Nhiều người có thói quen sau khi dâng lễ thì mang về tán lộc, thụ lộc. Tuy nhiên, nếu chúng ta hạ lễ về thì giống như mình cho đi rồi lại đòi lại, như vậy sẽ không có phước.
Thay vào đó, sau khi dâng lễ cúng Phật, chúng ta nên để lễ lại chùa. Nếu chư Tăng không dùng thì sẽ mang đồ cúng đó bố thí cho nhân dân, du khách đến chùa sử dụng. Như vậy, chúng ta sẽ được phước báu.
----------
Trên đây là những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng về những lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm để được nhiều phúc báu trong năm mới.
Quý vị có thể đăng ký tham gia CLB Cúc Vàng để được hướng dẫn tu tập và thực hành các nghi thức tâm linh, nghi lễ đúng chuẩn đạo Phật, mang lại may mắn, phúc lộc cho bản thân và gia đình tại đây: ĐĂNG KÝ ĐẠO TRÀNG CHÙA BA VÀNG TRỢ GIÚP, HƯỚNG DẪN TU TẬP.
>>> Khi đến chùa dâng lễ, hạ lễ, xin lộc thế nào cho đúng?
Các bài nên xem:
Bình luận (3)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Trần thị bích liên
Tong Thi Nguyet
Phạm Thị Ánh