Người đệ tử Phật khi gặp những người mang trọng bệnh, ai cũng mong muốn giúp đỡ cho họ bằng tiền của để chữa bệnh và mong muốn cho họ biết tu tập sám hối để tăng phước, khiến tiêu được nghiệp khổ cho họ. Vì vậy người đệ tử Phật luôn trăn trở: “Làm thế nào để người ta biết đến Phật Pháp cho đỡ khổ?”.
Xin mời quý vị và các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về cách gieo duyên Phật Pháp đối với người bị bệnh!
Con chào Cô ạ! Con có câu hỏi này mong Cô giúp đỡ. Con đang là giáo viên Tiểu học. Ở trường con dạy có một bạn học sinh lớp 4 đã bị ung thư 6 năm nay, đến bây giờ đã là giai đoạn cuối. Hàng ngày em phải chịu đau đớn hàng tiếng đồng hồ, phải tiêm morphin mà vẫn đau. Con rất thương và muốn giúp em ấy. Con đang chuẩn bị đến nhà em trong 1 vài ngày nữa, nhưng con lại không biết phải nói thế nào, giúp như thế nào để em ấy bớt đau đớn và cách tu tập ra sao để chuyển được nghiệp của em ấy đỡ đi phần nào. Vậy nên con mong nhận được câu trả lời của Cô sớm nhất ạ. Con xin thành kính tri ân công đức của Cô!
Cô Phạm Thị Yến trả lời
Cô chào em!
Là người đệ tử Phật, khi gặp những người mang trọng bệnh, ai cũng mong muốn giúp đỡ cho họ bằng tiền của để chữa bệnh và ai cũng mong muốn cho họ biết tu tập sám hối, vì biết rằng chính họ và gia đình phải tu tập sám hối, xả thí mới có thể tăng phước, khiến tiêu được nghiệp khổ cho họ. Vì vậy, người đệ tử Phật luôn trăn trở: “Làm thế nào để người ta biết đến Phật Pháp cho đỡ khổ?”
Kính thưa các đạo hữu! Nếu khi chưa biết đến Phật Pháp, rất ít người có thói quen NHẬN LỖI và TỰ NGUYỆN NHẬN TRÁCH NHIỆM VỀ HÀNH VI CỦA MÌNH. Thói quen này là nghiệp duyên dẫn đến quan điểm sai lầm: CHẾT LÀ HẾT. Vì vậy, giáo lý NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO rất khó được họ chấp nhận. Những người không chấp nhận giáo lý nhân quả nghiệp báo khi bị tai hoạ hết phương giải cứu, họ sẽ rơi vào tình trạng CHẤP NHẬN SỐ PHẬN TRỜI ĐỊNH và đau khổ hoang mang.
Tùy Duyên Hướng Phật Pháp
Vì thế cho nên, khi gặp những trường hợp bị trả QUẢ BÁO KHỔ, chúng ta tuỳ duyên dùng câu nói ở thế gian phù hợp với hoạn nạn của họ, để hướng Pháp cho họ, nhưng phải đúng giới "NÓI CHÂN THẬT". Chúng ta nói theo hướng: “Còn nước còn tát”; “Các cụ nói tụng kinh cho mát mẻ”; “Muốn tai qua nạn khỏi thì phải tu tâm tích phúc”; “Chỉ còn cách cầu Phật cứu thôi”; “Tu đi có thừa đâu, không được nhiều thì được ít”; “Các cụ nói có phúc dư sức mà ăn, không có phúc thì cái bát sứt cũng không có mà dùng, nên tu đi đâu có thừa”;... Sau khi chọn câu nói phù hợp với trường hợp này, em cho gia đình xem các video tu tập chuyển hóa và đưa chương trình tu tập số 6 để gia đình thực hành. Sau khi thực hành được khoảng từ 2 đến 5 ngày, họ sẽ tự thấy kết quả là người bệnh đỡ đau thì họ sẽ khởi tâm tin Phật Pháp.
Khi gieo duyên cho người bị nạn khổ rất khó, vì họ đang bị chịu kết quả của các việc bất thiện đã gây, nên tự họ đủ duyên được cứu cũng rất ít. Vậy nên khi gieo duyên ta cần biết tuỳ duyên, không nên vướng mắc khi bị họ phản ứng mà bị phiền não tự sinh nghiệp cho mình. Muốn khuyên người thực hành Phật Pháp được thì mình cần phải tu tập, đã thực hành và có được kết quả từ các pháp mà mình định gieo duyên cho người. Đó chính là NĂNG LỰC để chuyển tải Phật Pháp.
Bình luận
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.