Bố thí thế nào để được phúc báo?

Câu hỏi:
Thưa cô, cô cho con hỏi, có 1 việc con tư duy như thế này không biết có đúng không ạ? Bạn con có tham gia một tổ chức từ thiện phát cơm chay miễn phí cho bệnh nhân bệnh viện K. Con hỏi thì được biết việc phát cơm này không phân biệt người được nhận là giàu hay nghèo. Như vậy nếu người không nghèo họ thấy cơm miễn phí nên cứ đến lấy, rồi người có hoàn cảnh khó khăn nếu họ đến muộn mà hết cơm, vậy thì có phải mình đâu thể sinh ra phước báu từ sự bố thí này phải không ạ?
Cũng có lần chị gái con đi phát đồ ăn từ thiện ở Quận 5, người ở đó họ thấy vậy ào ào đến giật, chị gái con sợ quá bỏ túi đồ ăn lại mà tháo chạy. Những sự bố thí như vậy có sinh ra được chút phước báu nào không ạ? Mong cô giải đáp giúp con. Con cám ơn cô ạ.

Cô Phạm Thị Yến trả lời:

Cô chào em! Phật dạy:

Bố thí ít mà được phúc nhiều: Người cúng tâm thành kính, tận tâm cúng dường; người nhận là người đã chứng đắc: Phật và các bậc đã vào dòng giải thoát. Ví dụ qua câu chuyện: vợ chồng ông lão nghèo, tài sản chỉ có chiếc khố, nhưng lại dâng tài sản duy nhất đó để cúng Phật, phúc báu được phát sinh sau 7 ngày, vợ chồng được giàu có.

Bố thí nhiều - phúc nhiều, bố thí ít - phúc ít: Người cúng tùy tâm, người nhận là người đang tinh tấn thực hành các pháp đoạn tham ái.
Bố thí nhiều mà phúc báu ít: Người nhận là người đang làm các việc tăng trưởng tham ái.

Em tư duy lời Phật dạy vào trường hợp của em nhé.

-
aa
+
1,634 lượt xem
10/08/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.