Ý nghĩa và năng lực của câu: Phát tâm Bồ đề, hộ trì Tam Bảo, Chuyển tải Phật Pháp, Rộng khắp thế gian

Phật tử CLB Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa chúng ta thường phát nguyện: “Phát tâm Bồ đề, hộ trì Tam Bảo, Chuyển tải Phật Pháp, Rộng khắp thế gian”. Thế nhưng, chúng ta đã thực sự giác ngộ và hiểu sâu khi phát nguyện, để mang lại lợi ích cho mình và tất cả chúng sinh chưa hay chỉ là đọc suông?

Kính mời quý đạo hữu cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây qua chia sẻ của Cô Chủ nhiệm Phạm Thị Yến. Từ đó, chúng ta phát nguyện trong sự giác ngộ, rõ biết và thực hành chân thật được các công hạnh Bồ đề.

Co-chu-nhiem-dai-dien-phat-tam-bo-de
Đối trước Sư Phụ cùng chư tôn đức Tăng, Cô chủ nhiệm đại diện cho các Phật tử dâng lời phát nguyện: Sẽ tinh tấn tập thực hành công hạnh Bồ Đề “Hộ trì Tam Bảo/ Chuyển tải Phật Pháp/ Rộng khắp thế gian” (19/6/Tân Sửu)

Ý nghĩa của câu “Phát tâm bồ đề, hộ trì Tam Bảo, chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian”

Phát tâm bồ đề

Phát tâm bồ đề có nghĩa là chúng ta mong tu tập thành tựu Vô thượng Bồ đề – từ khi phát nguyện cho đến đời đời kiếp kiếp vị lai, đến khi nào chúng ta tu tập đầy đủ công đức thành tựu được Vô thượng Bồ đề mới thôi.
Tức là, khi phát nguyện Bồ đề, chúng ta chỉ có một mong nguyện: “Con tu để thành quả vị Phật Chính Đẳng Chính Giác. Cho nên con xin phát tâm Bồ Đề”.

Hộ trì Tam Bảo

“Hộ trì Tam Bảo” bao gồm: Hộ trì Phật, hộ trì Pháp, hộ trì Tăng. Chúng ta nên hiểu rõ về việc hộ trì Tam Bảo bên trong và hộ trì Tam Bảo bên ngoài. Việc nào cũng quan trọng không thể bỏ qua.

1. Hộ trì bên trong

Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sinh rồi sẽ thành Phật, còn Đức Phật thì đã nhập diệt. Chính vì vậy, hộ trì Tam Bảo, hộ trì Phật bảo là chúng ta hộ trì cho chính mình làm tất cả mọi việc tu tập để chúng ta giác ngộ và chúng ta thực hành sự giác ngộ để đạt được giác ngộ. Cho nên, hộ trì Phật tức là chúng ta hộ trì cho sự giác ngộ của chính mình.

Hộ trì Pháp có nghĩa chúng ta là người thực hành giáo Pháp của Đức Phật. Chúng ta phải tinh tấn thực hành giáo Pháp thì giáo Pháp mới được tuyên dương.

Hộ trì Tăng là hộ trì cho chính chúng ta để tâm mình được thanh tịnh lên. Bởi tính chất của Tăng là thanh tịnh. Cho nên chúng ta phải thực hành Pháp của Phật để tâm chúng ta được chuyển hóa, bỏ ác hành thiện, bỏ chấp thiện để thanh tịnh tâm.
Đó là việc mà người đệ tử Phật cần làm khi phát tâm Bồ đề, phát nguyện thực hành công hạnh Bồ đề. Đó là Tam Bảo bên trong mỗi chúng ta.

phat-tam-bo-de-ho-tri-tam-bao-2
Phát nguyện hộ trì Tam Bảo bên trong mỗi chúng ta

2. Hộ trì bên ngoài

Hộ trì Phật tức là làm sao để các chúng sinh bên ngoài cũng được giác ngộ Phật Pháp. Đó là hộ trì cho sự giác ngộ của người khác.

Hộ trì Pháp là làm sao để giúp mọi người được tinh tấn thực hành Pháp.

Hộ trì Tăng có nghĩa là giúp người khác tinh tấn hộ trì chư Tăng – là những vị sư xuất gia sống đời phạm hạnh. Các vị chư Tăng có hai việc cần làm:

Một là, tự mình thực hành giáo Pháp của Phật để thanh tịnh tâm mình. Hai là, thuyết giảng giáo Pháp của Phật cho chúng sinh.

Cho nên người đệ tử Phật chúng ta hộ trì chư Tăng để chư Tăng có tứ sự đầy đủ và tu tập. Đầy đủ với duyên tu tập và việc hoằng Pháp của quý Thầy chứ không phải chúng ta hộ trì chư Tăng đầy đủ ngũ dục.

Ví dụ: Khi chư Tăng hoằng Pháp thì cần có ngôi chùa để Phật tử đến tu học, chúng ta sẽ hộ trì việc xây dựng, tôn tạo chùa chiền. Phật tử đến chùa cần lễ Phật thì chúng ta xây đắp, tô vẽ hình tượng Phật. Chúng ta cũng sẽ làm các việc bài trí để cảnh chùa được trang nghiêm thanh tịnh, khiến người đến chùa được mát mẻ, bình an, phù hợp với tâm chúng sinh. Có những người lên chùa chỉ vì thích cảnh đẹp, lên đến nơi họ lễ tượng Phật một lễ cũng sẽ có duyên với Phật. Đó chính là việc hoằng Pháp của chư Tăng.

Người đệ tử Phật phải hộ trì Tam Bảo ở chính mình để thành tựu được giác ngộ; đồng thời phải hộ trì Tam Bảo bên ngoài để trợ duyên cho các Thầy tu tập và chúng sinh khác cũng được vào biển Phật Pháp.

Người đệ tử Phật cúng dường trợ duyên các Thầy tu tập (CLB Cúc Vàng sớt bát cúng dường vật thực chư Tăng tu tập trong rừng)

Người đệ tử Phật cúng dường trợ duyên các Thầy tu tập (CLB Cúc Vàng sớt bát cúng dường vật thực chư Tăng tu tập trong rừng)

Chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian

Thực chất, “hộ trì Tam Bảo” cũng chính là “chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian”. Đó là ý nghĩa của việc “phát tâm Bồ Đề” và việc làm của việc “phát tâm Bồ Đề”. Người đệ tử Phật thấy bài Pháp nào các Thầy giảng mà người tại gia có thể thực hành được thì chúng ta chia sẻ rộng rãi, để mọi người áp dụng vào hoàn cảnh gia đình mình. Từ đó khiến họ hạnh phúc nhờ nghe được rồi giác ngộ, chuyển tâm và thực hành Pháp để chuyển hóa nghiệp lực. Khi họ thấy họ được chuyển hóa thì lòng tin đối với Phật Pháp tăng lên, họ sẽ là người tinh tấn tu hành. Đó là chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian.

Khi chia sẻ Pháp, chúng ta cần phải lưu ý 2 yếu tố:

(1) Chúng ta phải tìm hiểu và rõ biết về người giảng Pháp, chúng ta đã nghe nhiều và biết giáo Pháp người này truyền giảng có lợi ích thật và không có tà kiến trong đó.

(2) Bài Pháp phải mang đến thiết thực, thực hành được trong đời sống tại gia. Nếu là người xuất gia, chúng ta phải hiểu được Pháp mà chúng ta chia sẻ đó.

Chúng ta thực hành Pháp là đang chuyển tải Pháp đến với mình và sách tấn người khác tu tập, giúp đỡ cho mọi người thực hành giáo Pháp của Phật để có lợi ích thì mới gọi là “chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian”.

phat-tam-bo-de-chuyen-tai-phat-phap
Nghe Pháp để hiểu về lợi ích của bài Pháp và chia sẻ rộng rãi đến mọi người

Lợi ích của lời phát nguyện

Chuyển hóa ngay trong hiện tại

1. Nhờ phát nguyện và thực hành công hạnh Bồ đề trong sự giác ngộ

Khi chúng ta phát nguyện Bồ đề, thực hành các công hạnh Bồ đề thì tiêu được rất nhiều nghiệp ngay trong cuộc sống hiện tại. Nếu trong nhiều kiếp trước và kiếp này, chúng ta làm các việc xấu ác, chúng ta có thể được tiêu những ác nghiệp đó.

Ví dụ: Kiếp trước trộm cắp tài sản Tam Bảo, làm quan lấn chiếm đất chùa, ác hại người tu, cậy quyền thế xua đuổi người tu ra khỏi nơi tu tập của họ. Hoặc nhiều kiếp chúng ta vu khống người tu, cản trở, phá hoại hạnh tu của người. Rồi còn rất nhiều việc bất thiện như lừa đảo, trộm cắp, các việc từ tâm ác của mình.

Vậy thì trong hiện tại, do phát nguyện Bồ đề, thực hành công hạnh Bồ đề trong sự giác ngộ và hồi hướng hàng ngày thì nghiệp của chúng ta được tiêu trừ và chuyển hóa.

2. Nhờ sự tán dương công đức Tam Bảo

Chúng ta còn có phước được tiêu trừ ác nghiệp từ sự tán thán Tam Bảo. Bởi vì chính chúng ta hiểu được Đức Phật là bậc Giác ngộ thuyết ra giáo Pháp – là chân lý, là cách duy nhất đưa chúng sinh đến chỗ hết khổ. Chư Tăng là người thực hành giáo Pháp của Phật, đưa đến lợi ích giải thoát cho mình và cho chúng sinh.

Khi giác ngộ được như vậy, chúng ta phát tâm Bồ đề và làm thanh tịnh tâm mình, giúp chúng sinh được tu tập Phật Pháp thì đó là tán thán Tam Bảo. Và người giác ngộ được như vậy cũng gọi là người luôn luôn tụng kinh tán dương công đức Tam Bảo. Do sự giác ngộ và tán dương như vậy mà tiêu trừ được rất nhiều nghiệp ác.

Thành tựu Vô thượng Bồ đề trong các kiếp sau

Khi chúng ta chú tâm vào công hạnh Bồ đề thì công hạnh có năng lực chuyển hóa cho chúng ta nghiệp từ phàm thành Thánh, từ ác sang thiện. Nếu chúng ta luôn muốn chuyển tải Phật Pháp, hộ trì Tam Bảo thì công đức sinh ra rất nhiều.

Chúng ta với tâm luôn luôn “chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian”, mang công đức chuyển tải Phật Pháp này để lấy công đức thành tựu Vô thượng Bồ đề của mình thì chúng ta có thể trong duyên của Đức Quán Âm, duyên của Đức Phổ Hiền hay của Đức Địa Tạng,… trong duyên của tất cả các vị Bồ Tát, tất cả công hạnh. Duyên của chúng sinh được độ thế nào, duyên của chúng ta thành tựu công đức thế nào thì chúng ta sẽ sinh ở chỗ đó mà không bao giờ bị hạn chế.

Ví dụ như Bồ Tát Quan Âm có thể hiện rất nhiều thân phù hợp với nhân duyên của chúng sinh để cứu khổ. Cần thân Ưu Bà Tắc thì hiện Ưu Bà Tắc, cần thân Ưu Bà Di thì hiện Ưu Bà di, người nào đang khổ mà chỉ ưa thân của cư sĩ độ thôi thì hiện thân cư sĩ, mà ưa thân tướng quân thì hiện thân tướng quân để độ,…

Đây cũng là câu phát nguyện để chúng ta khắc ghi trong tâm. Từ ý nghĩ, lời nói, việc làm sẽ tạo cho chúng ta thành một năng lực của thiện nghiệp, năng lực của công đức Bồ đề và chuyển hóa cho chúng ta ngay trong đời sống hiện tại và nhiều đời nhiều kiếp sau không xa rời khỏi biển Phật Pháp, nhiều đời nhiều kiếp được thực hành hạnh nguyện vô cùng cao quý này. Chính câu phát nguyện đó sẽ làm câu thần chú cho chúng ta mãi mãi. Đây là công hạnh rất lớn, bao trùm tất cả tất cả các công hạnh mà chúng ta cần phải thực hành.

phat-tam-bo-de-thuc-hanh-cong hanh-1
Luôn trong tâm “chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian”, có thể sẽ được trong duyên của Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát Địa Tạng….

Cách hướng tâm để phát nguyện thành tựu

Khi phát nguyện “phát tâm Bồ Đề, hộ trì Tam Bảo, chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian” trong các thời khóa, từ sự giác ngộ của chúng ta thì đó phải là tiếng nói trong tâm mình thì chúng ta mới thành tựu được các từ bi tâm. Chúng ta nên coi đây là câu thần chú không những của riêng đời này mà sẽ theo chúng ta cho đến bao giờ thành Phật.

Đây là câu thần chú khiến mình có thể thành tựu được công đức của mình và nhắc nhở mình liên tục: Thấy việc gì thuộc về lợi ích chúng sinh và đưa đến cho chúng sinh giác ngộ, đưa đến sự giác ngộ cho mình, đưa đến công đức cho mình thì mình làm được và mình sẽ tinh tấn.

Chúc quý đạo hữu coi đây là nguyện của chính chúng ta và việc chúng ta cần phải thực hành trên con đường tìm đến sự giải thoát an vui cho mình và sự giải thoát an vui cho chúng sinh. Người đệ tử Phật mà phát quảng đại tâm vì lợi ích vô lượng chúng sinh là người đệ tử chân chính, người đệ tử thực hành đúng lời Phật dạy và là người con ưu tú của Đức Phật.

Các bài nên xem: 

-
aa
+
6,708 lượt xem
27/07/2023

Bình luận (10)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. N
    N

    Nguyễn Ngân

    24/08/2023

    Chúng con thấy mình thật hạnh phúc khi gặp được Sư Phụ. Con nguyện nhiều kiếp vị lại về sau vẫn luôn được làm đệ tử của Sư Phụ tu hành cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử ạ

  2. X
    X

    Xuân Nguyễn Thị

    24/08/2023

    Con xin thành kính tri ân công đức của Cô Chủ nhiệm đã chỉ dạy chúng em tu tập!!!

  3. T
    T

    Thanh Huong

    24/08/2023

    Con xin thành kính tri ân công đức của Cô chủ nhiệm ạ

  4. L
    L

    Lê Thị Oanh

    24/08/2023

    Tâm Bồ đề thật cao quý. Chúng con nguyện ghi nhớ và thực hành theo câu thần chú này để luôn nhớ nguyện và sách tấn mình thực hành nguyện cầu vô thượng Bồ Đề ạ

  5. Đ
    Đ

    Đỗ Thị Thuỷ

    24/08/2023

    Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con sẽ luôn giữ hạnh nguyện Bồ Đề không thối chuyển