Tư duy về quả báo qua việc nuôi chim cảnh, cá cảnh

Có câu “Nuôi cá dưỡng tâm, nuôi chim dưỡng trí” chính vì vậy nhiều người chọn cách nuôi chim cảnh, cá cảnh để làm cho đầu óc thư giãn, giảm căng thẳng trước áp lực công việc, cuộc sống. Nhưng trong nhà Phật, việc nuôi chim, nuôi cá này có nghĩa là đang làm mất tự do của chúng sinh. Nếu chúng ta nuôi với tâm ích kỷ thì sẽ nhận được những quả báo không tốt và ngược lại. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách để tư duy về quả báo trong việc nuôi chim cảnh, cá cảnh. Quan trọng hơn là từ đó, chúng ta có thể mở rộng tư duy tới từng việc làm của bản thân để tránh phạm phải những nhân không tốt trong tương lai.

Nuôi chim cảnh, cá cảnh tại gia

Câu hỏi: Cô ơi, việc nuôi chim cảnh, cá cảnh tại gia có bị coi là nghiệp giam cầm chúng sinh không ạ? Nếu có thì quả báo của nghiệp này là gì ạ? Con mong Cô trả lời cho con. Con xin tri ân công đức của Cô ạ.

Cần tư duy về tâm và tướng của mỗi sự việc

Cô trả lời: Cô chào em! Qua việc này, Cô sẽ hướng cho em cách tư duy. Khi tư duy về một sự việc thì nên tư duy thấu đáo cả về tâm (người làm) và tướng (sự việc).

Nhân quả của việc nuôi chim cảnh việc

Tâm người nuôi: Nếu người nuôi xuất phát từ việc để làm niềm vui cho mình (tự mình vui và có người đến khen, lời khen đó cũng là niềm vui cho mình). Hoặc có người nuôi vì mục đích cho mọi người xem để kiếm tiền... thì những người nuôi chim đều là đang nuôi lớn tâm ích kỷ, dễ hướng tới làm các việc do bị kích động bởi lời khen, bởi tiền bạc mà xa rời mất lý trí.
Nuôi chăm sóc để bảo tồn các loài chim thú khỏi sự diệt chủng; nuôi để cứu chúng thì người nuôi sẽ có quả báo tốt lành, luôn được giúp đỡ và được chăm sóc phát huy tài năng...

Sự Tướng: Loài chim phạm vi sống rộng lớn, chúng thích thú với sự sải cánh bay, chuyền cành, sống có đôi, có đàn, sinh sản... Khi chú chim bị nuôi trong lồng, tuy nó được ăn uống đầy đủ nhưng nó bị hạn chế về phạm vi môi trường sống và mất hết đi những sở thích của nó. Khi ở trong lồng, nó luôn hướng tới bầu trời ngoài kia vì nó nhìn thấy có các chú chim khác đang tự do bay lượn. Nó luôn trong tình trạng thèm khát được như các chú chim trời nên khi ta quan sát thấy những chú chim bị nhốt, có lúc nó bay nhảy lung tung trong chiếc lồng và kêu liên hồi.

Việc nuôi chim, tuy chưa phải là nhân chính nhưng cũng góp phần tạo nghiệp, để có thể dẫn đến quả báo trong các kiếp sau là: Được ăn uống nhưng bị cấm chế các mối quan hệ và không được phát triển tài năng của mình; không được làm những việc mà mình ưa thích trong khi mình có khả năng làm được.

Lộ trình diễn tiến của sự việc có thể là: Xuất phát từ tâm ích kỷ, từ sự kích động bản ngã, mà làm các việc để dẫn đến kết quả là mình sẽ có cuộc sống, có hoàn cảnh là vẫn được ăn uống, nhưng bị cấm chế các mối quan hệ và không được phát triển tài năng của mình, không được làm những việc mà mình ưa thích trong khi mình có khả năng làm được.

nuoi-de-cuu
 Nuôi để cứu chúng sinh thì người nuôi sẽ có quả báo tốt lành - Hình ảnh vườn quốc gia Tràm Chim

Nhân quả của việc nuôi cá cảnh 

Tâm người nuôi: Nếu người nuôi với mục đích mua vui cho mình, cho người với mục đích kiếm tiền, muốn được khen... Đây là tâm ích kỷ, dễ hướng tới làm các việc do bị kích động bởi lời khen, bởi tiền bạc, xa rời mất lý trí.

Nếu người nuôi với mục đích giống như ở chùa: Tạo thành ao hồ, thác suối để chỗ cho mọi người phóng sinh, cho mọi người có cảm giác an lành khi thấy cả đàn cá bơi trong ao hồ, thác, suối... thì việc nuôi này sẽ sinh được phúc lành.

ca-o-ho
Hình ảnh đàn cá tại Hồ bán nguyệt tại chùa Ba Vàng

 

Sự tướng: Loài cá tự sinh sôi trong môi trường sông, biển, ao, hồ, khe, suối... sống cùng các loài khác hoặc sống theo đàn, sinh sản theo đặc tính của chúng. Nếu người nuôi cá cảnh mà đáp ứng được cho chúng sống theo đàn, được bơi lội thoả thích, được sinh sản theo đặc tính riêng và cho chúng ăn thì được quả báo tốt lành. Nếu người nuôi chúng, mà không đáp ứng được như vậy, thì cũng có kết quả tương ưng theo nhân quả, cho các kiếp sau. Bị hạn chế về chỗ ở, tương tác giao tiếp quan hệ, con cái, sở thích khó được đáp ứng… Các quý Sư vẫn khuyên chúng ta không nên nuôi chim lồng cá chậu (môi trường sống bị hạn chế so với loài của chúng).

Qua sự phân tích trên, khi đánh giá một sự việc, ta đánh giá về tâm. Nếu thấy người làm ra sự việc đó xuất phát từ tâm tốt lành và sự việc đó đem tới lợi ích cho các đối tượng liên quan thì người đó được đánh giá là người tốt trong sự việc này và sự việc này là việc tốt. Đủ hai yếu tố tốt đó thì quả báo sẽ là tốt lành.

 

-
aa
+
4,239 lượt xem
01/11/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Ban quản trị

    28/06/2024
    Ban Quản trị và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.