Kính thưa quý đạo hữu!
Chúng ta sống trong kiếp người này thật sự rất khổ. Nếu như người nào không khổ về tiền thì cũng khổ về con, người nào đông con thì lại khổ về tiền, khổ về chồng, đủ thứ,... Đó là do chúng ta thiếu phước.
Nếu chúng ta thực sự tin sâu nhân quả thì chúng ta phải biết lo cho đời sau. Nói giải thoát về cực lạc ngay thì chưa ai dám chắc, vì chúng ta còn ái rất nhiều nên chúng ta chỉ có thể tu thiện Pháp thôi. Những việc phước báo mà sinh ra ở nơi Tam Bảo, có khi hưởng tới hàng ngàn kiếp không hết. Thế nhưng, để có được cái thân người, gặp được nơi chính Pháp là hy hữu. Chúng ta được gọi là từ vô thủy kiếp - cái số kiếp mà không thể đếm nổi, chúng ta bây giờ mới gọi là mình gặp được. Nếu như chúng ta muốn nhiều kiếp sau chúng ta không phải đau khổ thì bắt buộc chúng ta phải tự giác tinh tấn trong các phận sự. Chúng ta muốn công đức được viên mãn, trí tuệ, cái gì cũng biết thì cái gì chúng ta cũng phải tinh tấn, chứ chúng ta không thể để mình chỉ có thể làm được mỗi một việc thôi.
Tinh tấn trong tất cả các duyên
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta, Ngài thành tựu được giáo Pháp và cứu khổ cho muôn loài, không trừ một loài nào. Nếu loài đó được duyên tiếp cận với giáo Pháp của Phật thì loài đó cũng có thể tu hành thành tựu được. Thế thì Ngài đã tu công đức ở đâu ra? Yến sẽ chỉ cho quý đạo hữu tự quán sát: Duyên của chúng ta có cái gì thì phước của chúng ta sẽ phát sinh ra từ đấy. Cái đầu tiên của người tu là phải phát hiện ra cái duyên, thấy đây là duyên của mình thì mình phải tinh tấn. Hôm nay có một duyên, hai duyên, ba duyên,... thì mình phải tinh tấn hết trong tất cả các duyên ấy. Nếu như chúng ta bỏ lỡ một duyên, chúng ta biết rằng kiếp sau chúng ta sẽ bị thiếu khuyết. Cho nên, phát hiện ra mình có cái duyên nào thì mình phải ngay lập tức tinh tấn trong cái duyên đó. Mình nhìn thấy người khác có trí tuệ, có phước lành, có cái duyên thù thắng,... mà mình không có được điều đó, chính là do kiếp trước mình bỏ các duyên. Duyên của kiếp này sẽ phản ánh cho chúng ta đến cái mà chúng ta sẽ cần trong kiếp sau. Nếu với cái duyên đó, mình làm bất thiện thì kiếp sau mình sẽ gặp nhiều điều cản trở. Còn nếu với cái duyên đó, mình hoàn toàn tinh tấn thì kiếp sau việc gì đến với mình cũng rất dễ dàng, không khó khăn gì.
Thế nên, Phật tử chúng ta phải thường quán nhân duyên. Trong đời sống của một con người, nhu cầu của chúng ta quá nhiều. Nếu như mình không tinh tấn thì nó sẽ phát sinh ra trong mình những cái mong muốn, mà những mong muốn đó không với tới được, khiến mình sinh ta cảm thọ không bằng lòng với hiện tại, dẫn đến khiến mình đau khổ vì lệch duyên. Còn khi mình luôn luôn thấy hạnh phúc với những gì mình đã có và thấy vừa đủ với những gì mình có, là do khi mình có cái duyên thiện Pháp, mình thường phát sinh ra cái tâm đó khiến mình được mát mẻ.
Quý đạo hữu đi làm phận sự đã bao giờ bị đố kỵ chưa? Bị tâm đố kỵ đó là do mình không tinh tấn trong các duyên. Muốn cho mình không bị cảm thọ đố kỵ, hoặc không bao giờ bị cái tâm mong muốn cho người bên cạnh không bằng mình thì mình phải tìm những cái duyên thiện Pháp đến với mình và mình tinh tấn với nó. Ví dụ: Bây giờ Yến nhận cắm một lẵng hoa, là công việc của Yến. Lúc bấy giờ Yến mong mọi người đến cắm cùng cho nhanh, và mong mọi người đóng góp ý kiến cho đẹp hơn. Đó là do tinh tấn phát sinh ra những cái mong mỏi như vậy. Và chính cái mong mỏi đó sẽ khiến cho mình nhiều kiếp về sau ở nơi đâu mình cũng được phước báo.
Những người sinh lại để làm lợi ích chúng hữu tình
Chúng ta sinh ra trong cuộc đời này, có thể cũng sẽ là những người sinh lại. Chúng ta kiểm tâm mình, chúng ta phải là những người sinh lại để làm lợi ích chúng hữu tình. Mà muốn như thế, chúng ta phải tinh tấn trong các duyên, còn nếu không thì mình không thể là người sinh lại làm lợi ích chúng hữu tình được, mà mình chỉ là người bị nghiệp xô đẩy. Đã là nghiệp lực xô đẩy thì tâm sẽ bi sầu, khổ não. Cái mà mình tinh tấn không phải cho vợ mình được, không phải cho chồng mình, con mình, mà nó cho chính mình, và nó sẽ cho được mình trong đời sau và làm lợi ích cho nhiều chúng sinh.
Nếu như cuộc đời này mình nghĩ rằng, mình sinh ra chỉ để cho mỗi mình mình thì nó sẽ rất đau khổ, hoặc mình chỉ nghĩ cuộc đời sau tôi sinh ra tôi được hạnh phúc thì cái tâm đó quá nhỏ hẹp, mà mình phải nghĩ rằng tôi phải làm việc gì để kiếp sau tôi sinh ra sẽ làm lợi ích chúng hữu tình. Mà muốn như thế thì mình phải tinh tấn trong các duyên. Chúng ta không thể lặp lại cuộc đời này một lần nữa, tính từ vô thủy kiếp đến nay, chúng ta đừng lặp lại nó trong ba đường ác, cũng đừng lặp lại nó là một người đau khổ chỉ vì cơm, áo, gạo, tiền hằng ngày. Chúng ta sinh ra ở đâu, đau khổ hay hạnh phúc cũng trong tâm chúng ta. Và tâm chúng ta rất dễ chuyển hóa nếu như chúng ta tinh tấn trong các phận sự đúng duyên.
Các bài nên xem:
Bố thí thế nào để được phúc báo
Trách Nhiệm Và Bổn Phận Của Người Cư Sỹ Tại Chùa
Tư duy nhân quả để lợi mình, lợi người
Phước báu thù thắng phát sinh từ các phận sự
Bình luận (6)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Phùng thị huệ
Đỗ Văn Sơn
Con xin thành kính tri ân công đức trên Cô chủ nhiệm ạ
Diệu Hoa
Xuân Nguyễn
Hạnh Thuận