Mục lục [Hiển thị]
1. Thực hành tâm từ bi, yêu thương trong đời sống
a. Đức Phật dạy tu tâm từ bi
- Trong tâm từ bi có mong muốn cho mọi chúng sinh được an ổn.
- Cân bằng việc tu tập và đời sống theo đúng lời Phật dạy là chất liệu từ bi, yêu thương trải rộng từ thấp đến cao, từ gần đến xa.
- Con người phải biết sống yêu thương, chia sẻ, chăm lo, giúp đỡ nhau tri kiến về nhân quả, tội phúc, hạnh phúc, đau khổ,... Bỏ ác làm lành để được hạnh phúc, an vui.
b. Thực hành tâm từ bi trong đời sống
- Trong gia đình:
+ Kinh Đại Phúc Đức, Điềm Lành Tối Thượng, Đức Phật dạy phải yêu thương gia đình, hiếu dưỡng mẹ cha;
+ Bao bọc và tha thứ với anh em;
+ Vợ chồng sống có trách nhiệm đầy đủ, yêu thương, dạy dỗ con cái nên người. Từ đó dạy cho nhau pháp giải thoát - nhân quả trong gia đình, hướng tới bỏ ác làm lành, sống đời hiếu thuận, hiếu nghĩa.
+ Cách đối xử với các thành viên trong gia đình khi tu tập:
* Đối với những người đã thuận duyên: Sách tấn họ tinh tấn hơn;
* Đối với người người nghịch duyên: Bản thân sống đời sống gương mẫu, đạo đức, dần dần sẽ cảm hóa được mọi người.
* Nhẫn nhục cảm hóa được người. Tức là biết sống tha thứ, yêu thương, biết hy sinh, bố thí cho người nhà tất cả.
+ Trong một gia đình, nên làm những điều lợi ích cho nhau. Nếu một người có quan điểm đối đầu với mình thì đừng bao giờ đưa ra quan điểm để tranh luận, nhẹ nhàng trong giao tiếp với những người xung quanh nếu thấy quan điểm của họ không ảnh hưởng gì đến mình.
+ Phải học Pháp thật nhiều, thực hành nhiều mới biết cách tư duy, ứng xử với tất cả các tình huống trong gia đình.
- Trong xã hội:
+ Môi trường gia đình là nơi thực hành Pháp từ bi rất nhiều nhưng cũng không thể thiên lệch - tức từ bi với gia đình mà lại dùng tâm tham lam, ác hại, bất kính đối với các mối quan hệ xã hội. Thực hành Pháp với gia đình rồi mang Pháp đó thực hành với tất cả mọi người như người trong gia đình.
Ví dụ: Đối với gia đình, anh em khó khăn thì mình sẽ hỗ trợ về tiền cấp đỡ, công sức chăm sóc và lòng yêu thương. Đối với xã hội, không có tiền thì cũng có công sức chăm sóc và lòng yêu thương, giúp nhau tư duy suy nghĩ buông bỏ tâm bất thiện.
+ Đối với người ngoài cũng nên giữ hòa khí, không nên đối đầu. Có những bất đồng quan điểm thì chờ nhiều người cùng họp bàn giải quyết, không nên căng thẳng, mâu thuẫn.
- Môi trường đạo tràng với việc thực hành tâm từ bi:
+ Học được cách yêu thương, giúp đỡ, nâng đỡ nhau, khi có lỗi thì được nhắc để sửa lỗi.
+ Chùa là môi trường đi học, đạo tràng là môi trường thực tập để biết bố thí, nhẫn nhịn, mang lại hạnh phúc cho gia đình. Vì có đào luyện được tâm thì mới hưởng được hạnh phúc ở gia đình.
- Lợi ích thực hành tâm từ bi:
+ Người thực hành từ bi thì đi đến đâu, nơi đó đều sinh ra phúc lành cho những người tiếp duyên với người đó. Như Đức Phật dạy: Người được kết duyên đảnh lễ Đức Phật thì có phước.
2. Ý nghĩa tâm linh trong lễ cầu an
Trong cầu an, luôn song hành 2 việc:
a. Lễ cầu an dựa trên sự vận hành của nhân quả là tu tâm
- Mong cho một người được mạnh khỏe thì không phải chỉ ở lời nói mà còn cần có chất liệu tu tập, yêu thương, chia sẻ để hồi hướng.
- Khi tu tập cầu an thì phải đạt và thực hành được một chút tâm giác ngộ mới an ổn, chưa đạt được giác ngộ thì vẫn đau khổ vì nhân quả chi phối. Giác ngộ những điều sau:
+ Giác ngộ về hạnh phúc: Hạnh phúc do tự mình tạo ra, không ai ban phước, giáng họa cho ta; gieo nhân lành thì được quả lành, gieo nhân ác phải chịu quả ác.
+ Giác ngộ về phương pháp, con đường giải thoát: Biết chỗ hạnh phúc là nơi Niết bàn. Muốn đạt được giải thoát, hạnh phúc thì phải đoạn tận tham, sân, si. Từ đó có trách nhiệm đoạn trừ tham, sân, si trong chính tâm mình.
- Chuyển hóa tâm thức để ứng xử với con người trong các mối quan hệ theo thiện nhân quả sẽ được an ổn, phước báo tăng lên.
- Liên tục tạo ra nhân quả thiện đối với mọi người thì sẽ được hưởng hạnh phúc, vì có yêu thương cho đi mới có nhận lại.
b. Nghi lễ cầu an (đời sống tâm linh)
- Về tâm:
+ Phải quan tâm đời sống tâm linh bằng trí giác trên chất liệu từ bi, yêu thương: Hướng đến người đã mất xem họ ăn uống thế nào, có đói khổ không?
+ Loại bỏ tâm tham cầu trong vấn đề tâm linh. Ví dụ: Đặt hướng mộ người mất như thế nào cho làm ăn phát tài, xây mộ thật lớn để được phù hộ,...
- Các yếu tố khi cúng lễ:
+ Cần có tâm mong mỏi cho người đã mất được no đủ, hạnh phúc.
+ Không sát hại chúng sinh. Vì theo tuệ nhãn của Đức Phật, việt sát sinh đem đến khổ đau cho cả người còn kẻ mất. Tạo nhân ác thì không thể có quả thiện.
+ Hướng tới làm công đức để hồi hướng cho người mất: Đức Phật dạy rõ rằng cúng dường, bố thí làm thiện, lấy phước đó hồi hướng cho người mất thì họ được tăng phước, tái sinh về chỗ an vui.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Các bài nên xem:
- Thiện – Ác tại tâm: Cách quán chiếu tâm để phân biệt người thiện, kẻ ác
- Đừng sợ nhận lỗi sai – Nó làm cho bạn tăng trưởng tâm từ bi và tiến tu
- Hiểu đúng về tâm từ bi và cách thực hành tâm từ bi để được nhiều lợi ích
- Theo quan điểm của đạo Phật có hay không một đấng toàn năng an bài số phận cho chúng ta?
- “Tâm linh không bao giờ mất!” – Sự ảnh hưởng của cõi tâm linh đến cuộc sống của chúng ta
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.