4 mẩu chuyện ít ai biết về Cô: Tuy giản dị nhưng vô cùng đặc biệt

Đối với các Phật tử CLB Cúc Vàng, ai cũng yêu kính và rất muốn được gần gũi Cô, muốn được nghe những câu chuyện về Cô Chủ nhiệm - một người phụ nữ “tâm linh”, trí tuệ, làm được những việc người thường không thể làm,....

Thế nhưng, những câu chuyện rất đặc biệt về Cô - thường không phải ai cũng biết, nếu đó không phải những người hay được thân cận Cô.

Dưới đây là 4 mẩu chuyện nhỏ như vậy - 4 câu chuyện quý được kể từ những người có dịp gần Cô và quan sát được.

Cô Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng

Cô Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng

Câu chuyện 1: Sẵn sàng lăn xả trong mọi công việc dù là nhỏ nhất

(Chia sẻ của Phật tử Vũ Thị Kim Oanh - Hà Nội)

1. Lặng lẽ làm việc khi đại chúng nghỉ ngơi

Câu chuyện kể về những ngày diễn ra khóa tu trên núi Bồ đề chùa Ba Vàng năm 2017. Khi ấy, đông đảo các Phật tử trong CLB Cúc Vàng được tham gia tu tập, sinh hoạt hoàn toàn trên núi trong vòng 3 ngày dưới sự hướng dẫn của Cô.

Buổi trưa ngày đầu tiên của khóa tu, tiết trời vô cùng oi ả, nóng nực. Ai nấy đều mệt mỏi và chìm sâu vào giấc ngủ.

Ấy thế mà, dưới cái nắng hè chói chang, có một người phụ nữ không nghỉ ngơi.

Tôi quan sát thấy bóng hình quen thuộc ấy, là Cô Chủ nhiệm. Cô ngồi một mình, phân loại rác sinh hoạt của đại chúng thành hai loại vô cơ và hữu cơ.

Chẳng phô trương, cũng không cần ai biết, Cô lặng lẽ làm để mọi người nghỉ trưa và nơi tu tập được sạch sẽ.

2. Lăn xả vì mọi người, không nề hà bất kỳ công việc nào

Một ngày nọ trong khóa tu, do quá đông người nên nhà vệ sinh trên núi gặp chút trục trặc. Chúng tôi nhìn nhau. Với tâm lý chung, không ai muốn lại gần.

Thế nhưng, Cô - một người chủ nhiệm của câu lạc bộ với hàng trăm đạo tràng, lại là người đầu tiên mang dụng cụ vào cọ rửa nhà vệ sinh, khiến chúng tôi ai cũng nhớ mãi.

Mới nghe tưởng chừng như đơn giản, nhưng bản thân tôi cũng không làm được điều ấy. Tôi còn từng nghĩ, khi là người đứng đầu, có vị trí quan trọng thì sẽ dành thời gian làm các công việc to lớn hơn. Vậy mà, Cô không như thế.

Cô hoàn toàn có thể cắt cử các đạo hữu khác làm thay mình việc dọn vệ sinh này, nhưng Cô không hề có tâm phân biệt việc lớn - nhỏ mà luôn lăn xả, không nề hà bất cứ công việc gì. Tất cả vì lợi ích của số đông.

3. “Khi cánh tay còn nhấc lên được thì Cô còn làm việc vì đại chúng”

Cuối mỗi buổi tối hàng ngày của khóa tu, Cô thường họp bàn công việc với Ban Tổ chức đến khuya. Tuy thức muộn, nhưng Cô lại là người dậy sớm nhất.

Tôi nhớ rõ, vào một buổi sáng, khi mới tỉnh dậy, tôi đã thấy bóng Cô đi thiền hành và làm phận sự rồi. Không biết Cô dậy từ bao giờ? Thời gian Cô ngủ nghỉ là khi nào? Trong khi lịch trình làm việc của Cô dày đặc, nhưng Cô vẫn rất tự tại và luôn chăm lo cho mọi người từ những việc nhỏ nhất.

Đối với các Phật tử, Cô là tấm gương sáng về thân giáo và khẩu giáo trong việc tu tập

Đối với các Phật tử, Cô là tấm gương sáng về thân giáo và khẩu giáo trong việc tu tập

Vào ngày cuối cùng của khóa tu, Cô có buổi chia sẻ với các Phật tử. Trên núi ban ngày nắng nóng, buổi tối trời lại rất lạnh, ai nấy đều ngồi sát vào nhau cho đỡ rét. Còn Cô vẫn an nhiên ngồi một mình trên phiến đá, chỉ với một manh áo và chiếc khăn quàng mỏng. Suốt 4 - 5 tiếng liên tục, Cô vẫn tươi cười, kiên nhẫn, ân cần hướng dẫn, trả lời từng câu hỏi của các đạo hữu tới đêm muộn mà không hề có biểu hiện nào của sự mệt mỏi.

Cô Phạm Thị Yến kiên nhẫn trả lời từng câu hỏi tới khuya chỉ với một manh áo và một chiếc khăn quàng

Cô Phạm Thị Yến kiên nhẫn trả lời từng câu hỏi tới khuya chỉ với một manh áo và một chiếc khăn quàng

Mãi đến khi buổi chia sẻ kết thúc, khoảng hơn 11 giờ đêm, đi sát gần Cô, tôi mới thấy da Cô gần như tái nhợt, người Cô run lên vì lạnh.

Tôi thiết nghĩ, Cô cũng là người bằng xương bằng thịt như chúng tôi. Cô cũng thấy lạnh và cảm nhận được cái mệt trên thân, nhưng Cô vẫn cố gắng làm tất cả mọi việc vì lợi ích của các đạo hữu.

Tôi nhớ lại câu nói thấm thía nhất của Cô trong những ngày khóa tu trên núi năm ấy: “Khi cánh tay Cô còn nhấc lên được, thì Cô còn làm việc vì đại chúng”.

Về sau, câu nói ấy đã giúp tôi có thêm động lực để cố gắng hơn nữa mỗi khi mệt mỏi, khởi tâm giải đãi.

Phật tử Kim Oanh hoan hỷ khi được chụp ảnh lưu niệm cùng Cô Phạm Thị Yến (ảnh năm 2019)

Phật tử Kim Oanh hoan hỷ khi được chụp ảnh lưu niệm cùng Cô Phạm Thị Yến (ảnh năm 2019)

Câu chuyện 2: Bữa ăn đặc biệt với bài học về “Lợi hòa đồng quân”

Bữa ăn nào khiến các bạn ấn tượng nhất từ trước đến nay? Là một bữa với các món ăn mỹ vị, với những lời chúc tụng từ đầu đến cuối, hay là một cuộc vui với anh em, bạn bè,...?

Còn đối với tôi, bữa ăn khiến tôi ấn tượng nhất chính là…

Một buổi trưa mát mẻ trên núi Bồ Đề trong khóa tu 3 ngày trên núi năm 2019, sau một chặng đường khá dài đi khất thực, một số chị em chúng tôi được ngồi ăn cơm cùng Cô Chủ nhiệm. Đang ăn, một chị đạo hữu nhớ ra quên lấy cơm cho đạo hữu khác (vì có phận sự nên không thể xuống núi khất thực). Khi đó, chị ấy đã xử lý tình huống bằng cách lấy bát cháo cùng đồ ăn (trong mâm cơm cúng thí) để dành cho đạo hữu chưa có cơm.

Tôi quan sát, thấy Cô yên lặng nhìn một lúc, rồi nói: “Tại sao các cháu ăn cơm, mà lại để cho đạo hữu của mình ăn cháo? Trong lục hòa có lợi hòa đồng quân, tức là mình được hưởng gì thì đạo hữu của mình cũng được như thế, chứ không phải mình ăn cơm, còn đạo hữu của mình ăn cháo - như thế không được gọi là lục hòa”.

Tôi không nhớ được quá nhiều lời Cô lúc đó. Tuy Cô vừa nói vừa cười, nhưng nghe xong, tôi cảm thấy hổ thẹn vô cùng, và tôi cảm nhận rằng có thể mọi người xung quanh cũng như thế.

Sau đó, chúng tôi đã cùng nhau san sẻ phần cơm và thức ăn trong bát của mình cho người đạo hữu đang bận phận sự. Và Cô cũng đã bỏ phần thức ăn trong bát của Cô ra. Mỗi người bớt một chút, và rồi bát cơm kia cũng trở nên đầy đủ thức ăn như chúng tôi.

Bữa ăn đó đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Một bữa ăn trên núi - không phải với các món ăn ngon, không phải với những tràng cười, nhưng vô cùng đặc biệt và khiến tôi nhớ mãi - vì có bài học từ Cô!

(Chia sẻ của Phật tử Lê Thị Hảo - Quảng Ninh)

Trong khóa tu 3 ngày trên núi, các Phật tử được cùng Cô xuống núi khất thực (ảnh năm 2019)

Trong khóa tu 3 ngày trên núi, các Phật tử được cùng Cô xuống núi khất thực (ảnh năm 2019)

Phật tử Lê Thị Hảo (áo trắng) cùng các đạo hữu chụp ảnh với Cô Chủ nhiệm

Phật tử Lê Thị Hảo (áo trắng) cùng các đạo hữu chụp ảnh với Cô Chủ nhiệm

Câu chuyện 3: Người phụ nữ có khả năng tâm linh đặc biệt

6 năm về trước, tôi từng là người bị hương linh tác động như cơm bữa cả ngày lẫn đêm. Thậm chí, có lần hương linh gá vào người, còn khiến tôi cầm dao dọa giết chính con mình.

Tôi được giới thiệu đến hết đền này, phủ nọ; gặp những vị Thầy nổi tiếng cao tay thời bấy giờ nhưng cuối cùng, tiền mất, tật mang, tôi vẫn bị hương linh tác động liên tục. Gia đình tôi lâm vào cảnh thảm hại nhất trong cuộc đời từ trước đến nay.

Nhưng mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi, khi tôi xem được các video chuyển hóa của chùa Ba Vàng và được biết đến Cô Phạm Thị Yến - chủ nhiệm CLB Cúc Vàng của chùa. Cô là người rất trí tuệ, có khả năng tâm linh đặc biệt, đã cứu giúp nhiều người thoát khổ, trong đó, có những người bị hương linh tác động như tôi. Tôi ao ước một lần được gặp Cô để xin Cô giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi được chuyển hóa nghiệp.

Nhân duyên một lần lên chùa Ba Vàng làm công quả năm 2017, tôi lại bị hương linh gá vào người. Nó tác động khiến cho chân tay tôi như bị trói chặt, không thể nói ra thành lời, không điều khiển được hành động và liên tục khóc lóc.

Các đạo hữu trong phòng đã kết nối điện thoại với Cô Phạm Thị Yến để xin được Cô khai thị cho hương linh đang gá vào người tôi. Sau một hồi được Cô khai thị, hương linh đã chấp thuận để tôi làm công quả hồi hướng cho hương linh và thoát ra khỏi người tôi. Sau đó, tôi được Cô hướng dẫn cách tu tập để chuyển hóa nghiệp.

Và đó cũng là lần cuối cùng tôi bị hương linh tác động cho đến nay. Đối với người từng phải chấp nhận sống chung với hương linh (vong nhập) như tôi, đi khắp mọi đền, phủ mà vô phương cứu chữa thì quả thực, đây là một câu chuyện quá nhiệm màu.

Không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều người lâm vào cảnh khổ, khi gặp được Cô, đều được cứu giúp. Qua những việc Cô làm, tôi càng khẳng định cho mình một niềm tin chắc thật rằng, Cô Phạm Thị Yến không phải là người bình thường đơn thuần. Sự xuất hiện của Cô trên cõi đời này cùng khả năng tâm linh đặc biệt đã đem lại an lành, hạnh phúc cho mọi người có duyên với Cô.

(Chia sẻ của Phật tử Vũ Lệ Thủy - Hà Nội)

Phật tử Vũ Lệ Thủy (đứng phía bên trái)

Phật tử Vũ Lệ Thủy (đứng phía bên trái)

Câu chuyện 4: Bài học về sự giản dị và tinh thần luôn tinh tấn trong phận sự

Câu chuyện diễn ra vào năm 2019…

Trên bàn, có một chiếc điện thoại đời đã cũ, bọc bên ngoài là chiếc ốp còn cũ hơn, rách đến mức mặt trên của ốp đã tách làm 3 lớp. Lớp ngoài cùng đã bong quá nửa, cong vênh lên để lộ lớp nhựa bên trong. Qua vẻ ngoài cũ mèm, tôi đoán, có lẽ nó đã có “tuổi thọ” khá lớn rồi.

Chiếc ốp điện thoại đã sờn, cũ

Chiếc ốp điện thoại đã sờn, cũ

Khi được biết, đó là điện thoại của Cô Chủ nhiệm, trong tôi bỗng khởi lên sự bất ngờ, xen lẫn niềm xúc động lạ kỳ. Cô thật quá giản dị. Chắc hẳn, chẳng ai nghĩ, một người chủ nhiệm của cả câu lạc bộ lớn như Cô, lại dùng chiếc điện thoại và ốp cũ như vậy.

Nhưng ngẫm lại, vì Cô là người tu, những vẻ hào nhoáng bề ngoài, có lẽ Cô không còn để tâm đến nữa. Chỉ cần còn có thể dùng được, Cô đều tận dụng, không lãng phí thứ gì.

Hơn nữa, Cô cũng không để lãng phí thời gian bao giờ mà luôn tận dụng tối đa thời gian để làm phận sự phục vụ đại chúng.

Có những ngày, đã hơn 12 tiếng đồng hồ, Cô chưa ăn gì cả.

Có những ngày, đã hơn 12 tiếng đồng hồ nói liên tục, giọng Cô khàn đi, cổ họng bỏng rát.

Vậy mà, Cô vẫn luôn hoan hỷ, ân cần hướng dẫn cho bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của Cô.

Cô có thể mệt trên thân, nhưng tâm Cô luôn hướng về đại chúng. Chỉ cần việc đó đem lại lợi ích cho số đông, Cô không nhàm mỏi bất cứ điều gì.

Thật sự không có ngôn từ nào có thể nói lên được hết sự kính quý của chúng tôi đối với Cô - người phụ nữ tuy giản dị, nhưng thật rất đáng ngưỡng mộ.

(Chia sẻ của Phật tử Hoàng Chí Quyền - Quảng Ninh)

Phật tử Hoàng Chí Quyền chụp ảnh cùng Cô Chủ nhiệm (ảnh năm 2019)

Phật tử Hoàng Chí Quyền chụp ảnh cùng Cô Chủ nhiệm (ảnh năm 2019)

----
Những câu chuyện kể trên chỉ là số ít trong vô vàn các câu chuyện đặc sắc “không phải ai cũng biết” về Cô Phạm Thị Yến - người phụ nữ đầy đức hạnh, tâm lý, trí tuệ, xuất hiện trong hình tướng của một người bình thường nhưng rất đỗi phi thường.

Qua những mẩu chuyện nhỏ, chúng ta càng thêm kính quý và tri ân sự xuất hiện của Cô trên cõi đời. Dẫu Cô không còn quan trọng ngày sinh của riêng mình nhưng các Phật tử luôn mong nhớ tới ngày này. Bởi từ đây, một người phụ nữ đặc biệt xuất hiện, để sau này các Phật tử được vô số lợi ích từ sự hướng dẫn, sách tấn tu tập của Cô.

Mong rằng, các Phật tử sẽ luôn noi gương thân giáo của Cô, chăm chỉ tu học Phật Pháp, tiếp tục trưởng dưỡng, vun bồi những nguồn tâm lành thiện ngày càng sâu sắc để vững bước trên con đường tầm cầu giác ngộ.

-----

Quý đạo hữu hãy chia sẻ những câu chuyện được biết, được nghe về Cô và gửi những lời chúc ở phần bình luận để cùng lan tỏa tâm tri ân tới Cô nhé!

Các bài nên xem:

-
aa
+
4,997 lượt xem
28/02/2023

Bình luận (18)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. P
    P

    Phạm thị liên

    21/05/2023

    Con hạnh phúc khi con là người đau khổ vì cuộc sống nhưng khi con đủ duyên tu tập trong đạo tràng có hạnh phúc như được sinh ra một lần nữa từ người mẹ,người cô vô vàn kính yêu. Mỗi lần về chùa được đứng gần Cô như con gái về bên mẹ vậy, hạnh phúc khó tả nước mắt dâng trào????????❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️

  2. N
    N

    Nguyễn Thị Nhàn

    04/04/2023

    Chúng con thật hạnh phúc khi đc học Phật Pháp dưới sự giáo dưỡng của Cô chủ nhiệm. Con xin thành kính tri ân công đức lớn lao của Cô ạ!

  3. N
    N

    Nguyễn Thị Hường

    04/04/2023

    Còn rất nhiều điều ở Cô mà chúng ta chưa kể các đạo hữu ạ. Cô là thế, đơn giản mộc mạc mà sâu sắc, từ bi nhưng nghiêm khắc khiến cho ai nghe và thực hành cũng đều được lợi ích lớn.

  4. L
    L

    Lương Thị Yến

    04/04/2023

    Cô là tấm gương sáng cho chúng con học theo. Con kính tri ân Cô vì tất cả

  5. H
    H

    Hồ Sỹ Thạch PD Thạch Đạo Giác

    04/04/2023

    Đọc qua câu chuyện về Cô CN Phạm Thị Yến, tôi cảm nhận thấy Cô là một người có tâm từ bi cao cả cũng đã thể hiện trên các buổi trạch giảng pháp Phật, thành kính xin tri ân công đức của Cô, thật xứng đáng để đại chúng noi gương học tập, tôi vào học chưa lâu nhưng đã cảm nhận được ở đức hạnh của Cô như một người mẹ hiền, mà tôi đã viết bài thơ NGƯỜI MẸ CỨU ĐỜI trên trang cảm nhận hạnh phúc mỗi ngày.