[Video] Phát hiện bố mẹ cặp bồ - con nên làm thế nào?

-
aa
+

Câu hỏi: Bạn nữ phát hiện mẹ có người thứ ba. Bố đi làm xa, mẹ và người kia ngày càng thân thiết. Bạn phân vân không biết có nên nói chuyện thẳng thắn với mẹ và kể cho bố biết không. Tuy có trách mẹ, nhưng bạn hiểu mẹ đã chịu nhiều khổ cực vì gia đình, từng gánh vác tài chính và chăm sóc con cái một mình khi bố đi du học và sau đó rượu chè, không giúp gì. Gần đây mẹ mới được hạnh phúc, dù là hạnh phúc sai trái, và bạn không muốn phá vỡ điều đó. Tuy nhiên, sau khi xem video của Cô, bạn hiểu nếu không khuyên can thì có thể tạo nghiệp cho cả bản thân và bố mẹ. Bạn cảm thấy gia đình không còn đúng nghĩa, mỗi người một hướng. Bạn mong được Cô chủ nhiệm Phạm Thị Yến cho lời khuyên.

Trả lời:

I. Lý giải theo nhân quả

1. Bố và mẹ bạn là những người đã gieo nhân không chung thủy, không có nghĩa với nhau.

2. Người được hưởng sự hạnh phúc gia đình là người có phúc báu.

3. Người ngoại tình sẽ chịu quả xấu. Họ sẽ không bao giờ cảm nhận được hạnh phúc của thế gian.

II. Cách giải quyết

1. Giúp mẹ nhận ra lỗi lầm

- Bạn nữ nên nói thẳng, chia sẻ tâm tư của mình cho mẹ hiểu như sau:

+ Vì bố mẹ cũng sắp đến tuổi già thì tất yếu sẽ phải đau ốm, bệnh tật. Vậy người bạn mà mẹ đang quen liệu có sẵn sàng từ bỏ gia đình riêng của họ để ở bên mẹ, cùng chăm sóc nhau lúc tuổi già hay không? Nếu gia đình bên đó biết chuyện mà bản thân họ lại không có nền tảng đạo đức tốt, thì liệu sau này khi chú ấy đau ốm, con cái họ có chăm sóc chú một cách hoan hỷ hay không?

+ Nếu mẹ cứ tiếp tục như hiện tại, sau này khi con lấy chồng, liệu chồng con có còn giữ được sự tôn trọng với mẹ không? Nếu chồng con không tôn trọng mẹ, thì con có được tôn trọng? Mẹ hãy cân nhắc điều đó. Nếu bố mẹ thật sự không thể sống cùng nhau được nữa, thì tốt nhất là nên chia tay rõ ràng. Khi đó, nếu mẹ muốn tiến tới hôn nhân với người mới, thì mọi thứ cũng sẽ minh bạch, đường hoàng. Mẹ cũng sẽ dễ dàng xử lý cuộc sống tuổi già của mình, còn con cũng yên tâm hiếu thuận chăm sóc mẹ, mà không bị ràng buộc hay chịu áp lực từ người chồng.

+ Mẹ đi làm kiếm tiền, nhưng trong quá trình đó, mẹ có coi thường bố không? Cho nên, không đánh giá bố qua cách bố cư xử với mẹ. Bởi điều quan trọng là mẹ phải biết xoay lại bản thân để biết lỗi của mình, và không oán trách nữa. Khi mẹ không oán trách, mẹ đã bắt đầu tạo ra công đức và phước lành.

- Phân tích sâu cho mẹ hiểu, nếu mẹ cũng bị ứng xử như trên (bị coi thường) thì mẹ làm thế nào? Bố không tìm người khác thì bố phải tìm rượu. 

Cho nên, trong việc này, bố không phải là người đáng trách, mà sự đáng trách phải ở mẹ.

- Khi nói lên được tất cả lỗi của mẹ thì sẽ giúp mẹ xoay tâm: không oán trách, thông cảm với bố và dễ từ bỏ việc bất thiện của mình. Đấy là cái cách giải quyết thấu đáo và mẹ sẽ thấy rằng trong cuộc sống này mình sẽ là người chia sẻ với mẹ và mẹ không cần thiết phải đi tìm người khác nữa. Đó là cái bước đầu cho mẹ thấy lỗi.

2. Nâng đỡ mẹ: Thông cảm cho bố mẹ, trở thành cầu nối giữa hai người

- Thông cảm với bố, mẹ và chia sẻ mọi việc với mẹ.

- Đối với mẹ: Từ trước đến nay, mẹ chỉ có một người để chia sẻ, nên mọi vui buồn mẹ đều dồn hết cho người đó. Nhưng đến bây giờ, đã có con đồng hành cùng mẹ nên mẹ sẽ ít quan tâm đến người đó. Nhờ vậy, mỗi khi người đó nói chuyện với mẹ, mẹ sẽ phân tích được những điều lẽ phải và không hoàn toàn hoan hỷ khi nghe họ nói nữa.

Đó là cách làm cho hai người xa nhau và dừng tâm bất thiện.

- Đối với bố: Tâm sự thêm với bố, có thể nói như sau: “Mẹ đã rất vất vả, nhưng có khi nào bố cảm thấy tự ti vì không làm ra tiền mà không dám chia sẻ điều đó với mẹ không? Đã bao giờ bố nói với mẹ rằng: “Anh tuy không kiếm được tiền, nhưng anh yêu em, anh muốn bù đắp bằng tình cảm’”, hay chưa? Điều thiếu sót của bố là không chia sẻ với mẹ…”

- Hãy trở thành cầu nối giữa bố và mẹ. Hàng ngày nhắn tin, gọi điện, trò chuyện cùng bố để động viên, nâng đỡ tinh thần bố. Khi bố cởi mở và cảm thấy được lắng nghe, bạn có thể dần đưa những câu chuyện cảm thông với mẹ. Khi bố đã dịu lại và có thể tha thứ, đó là lúc bạn nói đến sự hối lỗi, ăn năn của mẹ – nếu mẹ có điều đó thật sự.

Bạn chính là chiếc cầu nối, nếu có thể, hãy giúp bố mẹ hàn gắn lại. Còn nếu không thể, thì cũng có thể giúp họ chia tay trong sự nhẹ nhàng và thiện lành, để mỗi người có một tuổi già bình yên.

- Đối với người yêu bạn nữ: Thành thật với đối phương về hoàn cảnh gia đình. Hãy chia sẻ rõ ràng. Nếu người kia thật sự yêu thương thì sẽ sẵn lòng chấp nhận. Và lúc ấy, nên giao ước khi hai người có vấn đề với nhau:

“Em chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, không liên quan đến lỗi lầm của cha mẹ. Em không chấp nhận việc vợ chồng lấy lỗi của cha mẹ nhau ra để trách móc nhau. Anh có làm được không?”

III. Nhân quả của sự cảm thông

1. Tâm thông cảm giúp mọi việc được tốt hơn.

2. Thông cảm, giúp người khác hiểu nhau thì nhân quả của mình sẽ thay đổi. 

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

Bài liên quan

 

810 lượt xem
29/01/2019
0
Chuyên mục: CLB Tình Yêu - Hôn Nhân - Gia Đình Phật Tử

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.