Lợi ích khi vâng lời bậc hiền trí thực hành hòa hợp đoàn kết | Chu kỳ 1 - Chương trình 2

-
aa
+

Ngày 3 và ngày 4: Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

I. Nội tâm hướng về bậc hiền trí

1. Sống tại gia đình: Chúng ta đã chọn cách sống đạo nghĩa, vì lợi ích cho cha mẹ và mọi người theo đạo lý hiếu nghĩa thế gian chưa?

2. Sống tại các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp: Có vì sự hoà hợp, an ổn của số đông không, hay vì lợi ích riêng của mình? Sống có lý, có tình không?

3. Sống tại xã hội: Có ý thức chung không? Đã bao giờ có mong nguyện góp phần xây dựng cho cái chung được tốt đẹp chưa?

4. Từ ngày tu theo Phật Pháp: Tâm mình đã chuyển hoá ít hay nhiều? Có lý tưởng không? Biết buông xả, bao dung được bao nhiêu phần?

II. Chọn nương theo (vâng lời) bậc hiền trí

1. Trước khi biết đến Phật Pháp:

- Đã có duyên kết giao với người hiền trí chưa?

- Thích nghe các lời khuyên về đạo lý hay lời khuyên có lợi cho mình mà làm điều xấu ác?

- Thường yêu kính, thích thân cận người hiền, bậc trí hay người ác, nhiều mưu đồ?

2. Tư duy về nhân duyên Đức Phật dạy trong bài kinh: Nhân duyên nương theo (vâng lời) bậc hiền trí là Bồ tát, mà sau chư Thần được là hội chúng của Đức Phật.

3. Từ ngày biết đến Phật Pháp:

- Nhận định về bậc hiền trí đối với mình trong hiện tại qua lợi ích Pháp mà mình được hưởng.

- Tư duy về nhân duyên sau này của mình với bậc hiền trí mà mình chọn trong hiện tại.

4. Sám hối, phát nguyện:

+ Sám hối các tội lỗi đã vâng lời kẻ tham ác, xui người làm việc tham ác.

+ Nguyện xin đời đời kiếp kiếp được kết duyên với bậc hiền trí, phát nguyện sẽ vâng lời bậc hiền trí cầu Vô thượng Bồ đề.

+ Phát nguyện theo gương Đức Phật, hiện tại tinh tấn thực hành công hạnh Bồ đề.

III. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.Khởi tâm tri ân phật, chư tổ, sư phụ chư tăng và các bậc thiện hữu tri thức đã giúp cho mình được duyên tu học phật pháp

*Sau khi thiền quán, tùy duyên thiền hành.

----------
Kinh Tiểu Bộ Tập 4 - Chuyện Luật Cây Rừng

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên… Lúc bấy giờ, bậc Ðạo Sư gọi các bà con lại và nói với vua:
- Thưa Ðại vương, các bà con cần phải đối xử với nhau hòa hợp và hoan hỷ. Khi các bà con hòa hợp đoàn kết, kẻ thù không tìm được cơ hội để phá hoại. Không phải chỉ riêng loài người mới cần phải đoàn kết mà các loài vật vô tri cũng cần phải hòa hợp đoàn kết. Thuở trước, trong dãy Hy-mã-lạp Sơn, một ngọn gió thổi qua rừng cây Sà-la, tuy thế vì các cây, lùm cây, bụi cây, dây leo v.v… của khu rừng ấy cột chặt với nhau, nên cơn gió không thể làm ngã một cây nào, chỉ thổi lướt qua trên đầu cây thôi. Nhưng trong sân có một cây Sà-la rất lớn đứng một mình, đầy đủ cành cây, thân cây, nhưng không cột chặt với các cây khác, nên gió thổi bật gốc ngã xuống đất. Vì lý do này, các vị cần phải sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau.

Nói vậy xong, theo lời thỉnh cầu của các Tỷ-kheo, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở xưa, Bồ-tát sanh làm thần cây trong một rừng cây Sà-la. Bồ-tát nói với các bà con:
- Khi các ngươi lựa chọn trú xứ, chớ lựa chọn các cây mọc một mình ở khoảng trống. Hãy lựa chọn trú xứ chung quanh chỗ mà ta đã lựa chọn trong rừng Sà-la này.

Các thần cây hiền trí làm theo lời Bồ-tát, lựa chọn trú xứ của họ quanh trú xứ của Bồ-tát. Những thần cây không có trí nói:
- Sao chúng ta lại lựa chọn trú xứ ở trong rừng? Chúng ta hãy lựa chọn trú xứ tại chỗ có người, ngoài cửa các làng, thị trấn, kinh đô, vì các thần cây sống gần làng nhận được lễ vật cúng dường tối thượng và danh vọng tối thượng.

Vì thế những thần cây ấy lựa chọn trú xứ tại con đường có người, những chỗ có cây lớn, tại các khoảng trống. Một hôm, mưa to gió lớn nổi lên, những cây xưa nhất ở trong rừng có rễ ăn sâu chắc chắn đã kiên trì đứng riêng biệt trong quá khứ, các cây ở các làng, thị trấn… cũng đều bị gãy cành và thân, bị bật gốc rễ và ngã xuống.

Trái lại, khi dông tố thổi qua rừng, các cây Sà-la đứng thành nhóm cột chặt vào nhau, tuy dông tố có đánh mạnh chỗ này chỗ kia, nhưng không thể làm ngã một cây nào. Các thần cây có trú xứ bị phá vỡ, không còn chỗ nương tựa, tay bồng các con nhỏ đi đến dãy Hy-mã-lạp Sơn và kể lại nỗi đau khổ của mình cho chư thần trong rừng Sà-la. Những vị này báo cáo cho Bồ-tát biết sự việc này. Bồ-tát nói:
- Chính vì chúng không vâng theo lời các bậc hiền trí, đi đến trú xứ không đủ nhân duyên, nên gặp phải sự tình như vậy.

Rồi Bồ-tát thuyết pháp qua bài kệ này:

Lành thay, nhiều bà con,
Như cây sanh từ rừng,
Gió thổi ngã những cây

Ðứng một mình riêng lẻ.

Bồ-tát thuyết pháp như vậy và sống cho đến khi mạng chung, Bồ-tát đi theo duyên của mình.

Bậc Ðạo Sư nói:
- Như vậy, thưa Ðại vương, các bà con cần sống với nhau trong hòa hợp, hòa thuận, hoan hỷ, ái kính nhau.
Sau khi thuyết pháp thoại này, bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân như sau:
- Chư thần là hội chúng của đức Phật, còn vị thần hiền trí là Ta vậy.

(Trích soạn từ: Đại tạng kinh Việt Nam, kinh Tiểu Bộ - Tập 4, chương Một, phẩm Varana, kinh Chuyện Luật Cây Rừng, tr.474-477, Việt dịch: Hòa thượng Thích Minh Châu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, PL.2545 - DL.2001)

----------

Xem thêm các bài kinh:

Chương trình tu mùa hạ: tu Pháp Lục hòa

----------

Xem thêm các bài kinh:

Chương trình tu mùa hạ: tu Pháp Lục hòa

47,076 lượt xem
01/06/2022
2

Bình luận (37)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. B
    B

    Bùi Bích Hồng

    23/05/2024
    Em xin thành kính tri ân Cô đã trạch giảng cho chúng em hiểu được lời kinh Phật dạy để áp dụng vào đời sống hàng ngày. Em xin cố gắng tập học hạnh vâng lời ạ!
  3. X
    X

    Xuân Nguyễn Thị

    23/05/2024
    Bài trạch Pháp của Cô vô cùng giá trị! Con xin ghi nhớ lời Cô trạch giảng và nguyện tinh tấn thực hành ạ! Con xin thành kính tri ân Cô Chủ nhiệm!
  4. N
    N

    Nguyễn Thuỳ Linh

    23/05/2024
    Lời trạch giảng của Cô rất trí tuệ ạ. Con xin kính tri ân Cô ạ
  5. L
    L

    Lê Thị Lý

    26/06/2023

    Con xin thành kính tri ân công đức của cô Chủ nhiệm ạ

  6. T
    T

    Trần Thị Mỹ Lệ

    17/04/2023

    Con xin tri ân công đức của cô chủ nhiệm.