Dưới đây là những câu nói hay về báo hiếu cha mẹ theo lời Phật dạy, giúp quý vị suy ngẫm mà rút ra bài học cho mình. Từ đó, chúng ta biết trân trọng tình cảm với cha mẹ hơn nữa để báo hiếu hai đấng sinh thành, sao cho xứng đáng với công ơn trời biển của cha mẹ.
1. Tất cả chúng ta có mặt trên đời phải mang ơn sinh và dưỡng của cha mẹ. Tuổi thọ của chúng ta dù kéo dài đến 1.000 năm, 1 năm, 1 ngày, 1 phút hay 1 giây ở trên đời này đều có ân sinh và dưỡng vô điều kiện của cha mẹ.
2. Sự thành công của đời người không phải được tính bằng danh vọng, tài sản, có con cái ưu tú,... mà một người được xem là thành công khi người đó hiếu dưỡng được cha mẹ của mình; và tận cùng của hiếu đó chính là đưa cha mẹ mình vào con đường giải thoát.
3. Đức Phật dạy người con có hiếu cần chăm sóc cha mẹ, lo cho cha mẹ ăn mặc khi đau ốm. Nếu cha mẹ làm việc bất thiện thì nên khuyên và giúp cho cha mẹ từ bỏ việc bất thiện, rồi hướng dẫn cho cha mẹ biết đến Phật Pháp, tạo duyên cho cha mẹ thực hành các pháp thiện, các pháp giải thoát.
4. Chúng ta nên thiết lập mối quan hệ một chiều với bố mẹ mình dựa trên sự hiểu biết và sáng suốt, mang tới điều thiện cho mình, cho mọi người. Tức là mọi sự sai trái, chúng ta đều nhận về phía mình để tự hoàn thiện, chứ không phản đối lại bố mẹ; điều gì chúng ta được nói mà cảm thấy bố mẹ mình có thể chấp nhận, thì chúng ta mới nói và nâng đỡ cho bố mẹ mình, chứ không nên cãi tay đôi. Làm được như vậy, chúng ta sẽ vui vẻ, hoan hỷ và cảm nhận được hạnh phúc.
5. Những điểm tốt của bố mẹ, chúng ta nên học và phát huy. Nếu bố mẹ có điểm gì không tốt, chúng ta tránh để không bao giờ mắc vào, đó cũng gọi là học.
6. Những người con canh cánh trong lòng, mong muốn mình với cha mẹ được tốt lành thì người con đó sớm muộn cũng có được nhân duyên đưa mình đến hạnh phúc.
7. Thực hành hiếu hạnh là điều tất yếu và không thể thiếu của người đệ tử Phật.
8. Là người đệ tử Phật, muốn mở ra cánh cửa tu hành cho mình, chúng ta phải tu chữ “Hiếu” đầu tiên.
9. Cả một đời người dù ngày nào cũng tụng kinh, đi chùa, nhưng với cha mẹ của mình mà không biết tận tâm, tận lực lo lắng, chăm sóc thì đó chưa gọi là người tu hành.
10. Nếu ở thế gian, chúng ta không bao giờ có thể đền đáp nổi ân của cha mẹ, mà chỉ khi nào chúng ta đưa cha mẹ vào dòng giải thoát, để cha mẹ có tín tâm với Tam Bảo, biết bố thí, từ bỏ tham sân, khiến cha mẹ được an vui, hạnh phúc - khi đó, chúng ta mới được nói rằng ơn này đã đền đủ.
11. Trên đời này, không ai có thể thương mình như cha mẹ; không ai có thể cứu độ mình ngoài chư Phật và không Pháp gì ở thế gian có thể báo hiếu được cho cha mẹ ngoài giáo Pháp của Phật.
Trên đây là những lời Phật dạy về cách báo hiếu cha mẹ được tổng hợp từ chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán).
Quý vị có thể tìm hiểu thêm về cách báo hiếu cha mẹ trọn vẹn nhất do Cô Phạm Thị Yến chia sẻ ở đây: Cách báo hiếu cha mẹ thiết thực nhất
Bình luận (33)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Phạm Thị Ngọc Phượng
Trịnh thị Hợp
Đỗ Thị Yến
Con xin lấy tấm gương hiếu hạnh của Sư Phụ, Cô Chủ Nhiệm để học hỏi và noi theo ạ ?
Lê Anh Tuấn
Con xin tri ân cô đã chỉ dạy cho chúng con về đạo hiếu với cha mẹ ạ
Hương Tô
Lễ Vu Lan báo hiếu cơ hội báo ân cha mẹ