Tại sao khinh chê Tam Bảo, phỉ báng chúng Tăng lại bị quả báo khổ đau?

Câu hỏi: 
Con kính chào Cô chủ nhiệm! Con là con út trong gia đình, con rất hay nghĩ đến việc đi chùa, nhưng bố đẻ con lại chửi Tam Bảo, khinh chê kinh nhân quả ba đời. Các cô ruột con thì bỏ chồng, chồng chết; mẹ đẻ con thì nạo phá thai, bị vong báo oán nhập vào thân của con để báo thù bố mẹ con. hương linh đó nói rằng nếu không tin Tam Bảo, chửi Tam Bảo thì muôn đời khổ. Con đã nói với mẹ con rằng có giọng bé hương linh nói bảo bố mẹ và mọi người sám hối nhưng gia đình con không ai tin, mà còn nói là nhảm nhí, đánh con và chửi Thầy là “thằng”. Bây giờ bố đẻ con bị trầm cảm nặng rồi Cô ạ. Con xin Cô hoan hỷ cho con biết nghiệp gì mà gia đình con lại như vậy ạ? Con xin chân thành cảm ơn Cô ạ!

Cô Phạm Thị Yến trả lời:
Cô chào em! Chúng ta hãy cùng tư duy theo nhân quả:

Khinh chê Tam Bảo lại bị quả báo khổ đau?

1.Tại sao chê bai, phỉ báng Phật lại bị khổ?

Phật là người đã hết tham - sân - si và có tâm đại từ bi yêu thương chúng sinh. Vậy nên, những người không ưa mến Phật, khinh chê Phật là những người yêu mến sự tham của người khác, yêu mến sự sân hận của người khác, yêu mến sự ngu si, tăm tối của người khác và yêu mến tâm ác hại của người khác. Nghiệp yêu mến các sự tham - sân - si và ác hại đó sẽ chiêu cảm những người tham - sân - si và ác hại đến trong cuộc đời mình, có thể thành người thân trong gia đình và các mối quan hệ khác, cho nên có câu: “đồng tâm tương ứng, đồng khí tương cầu”. Vì nghiệp yêu mến sự tham nên tâm sẽ tham nhiều và chiêu cảm cộng nghiệp với người tham, thì hai bên cùng tham sẽ gây các sự khổ sở, phiền não cho nhau: ganh ghét nhau, đố kỵ nhau, lừa lọc nhau,... Vì nghiệp yêu mến sự sân hận nên tâm sẽ sân nhiều và chiêu cảm cộng nghiệp với người sân hận thì hai bên cùng sân sẽ gây các sự khổ sở phiền não cho nhau: làm trái ý nhau dẫn đến sân hận, oán đối ác hại nhau. Vì nghiệp yêu mến sự ngu si tà kiến, nên tâm sẽ tà kiến nhiều và chiêu cảm cộng nghiệp với người ngu si tà kiến, thì hai bên cùng nhau làm các việc tà kiến và sẽ cùng nhau chịu quả báo khổ trong hiện kiếp này và nhiều kiếp về sau.
Những người chê bai Phật hay gặp phải sự khổ là do sự chiêu cảm này. Sự khổ đó là do chính tâm bất thiện của người đó tạo ra nhân quả khiến người đó phải chịu khổ, chứ không phải là Phật quở trách hay Phật phạt. Họ chỉ gặp được người tốt do nhân kiếp cũ người tốt này có nhân quả cần báo ân họ hoặc duyên phát nguyện độ cho họ mà thôi.

Đề Ba Đạt đa là người luôn đố kỵ, hại Phật nên ông đã phải trả quả báo với những hành vi xấu ác của mình
Đề Ba Đạt đa là người luôn đố kỵ, hại Phật nên ông đã phải trả quả báo với những hành vi xấu ác của mình

2. Tại sao chê bai, phỉ báng Pháp của Phật lại bị khổ?

Pháp của Phật là sự thật về sự vận hành, biến dịch của vạn sự vạn vật trong thế gian và vũ trụ pháp giới này. Đó cũng là phương pháp giúp cho chúng sinh thoát khổ. Nếu người nào chê bai phỉ báng Pháp của Phật tức là họ đang mang nghiệp chê bai, phỉ báng về sự vận hành, biến dịch của vạn sự vạn vật trong thế gian và vũ trụ pháp giới này. Vì vậy, nên họ sẽ tự nhìn nhận sai lầm và chiêu cảm những người có quan điểm nhìn nhận sai lầm về sự vận hành của vạn sự vạn vật trong thế gian, trong vũ trụ pháp giới này. Chính sự chiêu cảm này sẽ dẫn họ tin ưa và làm các việc sai lầm tà kiến, khiến họ bị khổ đau do nhân quả của tà kiến.

Phỉ báng Pháp (Pháp chính là ngôi báu thứ 2 trong Tam Bảo) chính là đi ngược với sự vận hành của vạn sự vạn vật trong thế gian dẫn đến con đường sai trái, tà kiến (ảnh minh họa)
Phỉ báng Pháp (Pháp chính là ngôi báu thứ 2 trong Tam Bảo) chính là đi ngược với sự vận hành của vạn sự vạn vật trong thế gian dẫn đến con đường sai trái, tà kiến (ảnh minh họa)

Người không ưa thích Pháp của Phật, tức là họ không ưa thích phương pháp đưa đến an lạc hạnh phúc. Vì không ưa thích phương pháp đưa đến an lạc hạnh phúc nên họ sẽ làm theo các pháp đưa đến sự bất an đau khổ và chiêu cảm những người như họ, để rồi sau này cùng nhau chịu quả báo đau khổ. Vậy nên những người chê bai phỉ báng Pháp của Phật là tự họ gieo nhân và gặp quả báo đau khổ, chứ không phải do Phật quở trách hay phạt họ.

3. Tại sao chê bai phỉ báng Tăng lại bị khổ?

Tăng chính là sự thanh tịnh của tâm và ý ưa muốn sự thanh tịnh. Người nào chê bai phỉ báng Tăng, tức là chê bai phỉ báng tính thanh tịnh của tâm, chê bai phỉ báng tính thanh tịnh của ý. Vì thế, người đó mang nghiệp yêu thích sự cấu uế, bất thiện của tâm; nghiệp yêu thích sự cấu uế, bất thiện của ý. Cho nên, họ sẽ hành động theo tâm ý cấu uế bất thiện, chiêu cảm những người có tâm ý cấu uế bất tịnh và cùng nhau làm khổ nhau trong hiện tại và theo nhau oán đối nhau làm khổ nhau trong nhiều kiếp sau. Vậy nên, những người chê bai phỉ báng chúng Tăng là tự họ gieo nhân và gặp quả báo đau khổ, chứ không phải do Phật quở trách hay phạt họ.

Đó là nhân, là quả của việc chê bai phỉ báng Tam Bảo và chúng Tăng.

Người nào phỉ báng Tăng người ấy sẽ mang lại quả báo đau khổ cho chính mình (ảnh minh họa)
Người nào phỉ báng Tăng người ấy sẽ mang lại quả báo đau khổ cho chính mình (ảnh minh họa)

Người biết Phật Pháp khi hiểu được nhân - duyên - quả của việc này, thì nên nỗ lực thực hành Pháp của Phật khiến cho người khác cảm nhận được sự chuyển hoá của mình về tâm tính và hoàn cảnh, sẽ khiến cứu giúp được nhiều người phỉ báng chê bai Tam Bảo và khiến cho nhiều người tìm hiểu Phật Pháp hơn.

Cách nhận biết mình còn có khả năng sẽ bất kính, phỉ báng, khinh chê Tam Bảo và chúng Tăng hay không?

Muốn diệt trừ sạch được nhân của nghiệp bất kính, chê bai, phỉ báng Tam Bảo, chúng Tăng, thì cần diệt trừ tâm ngã mạn, bất kính và bắt đầu phải biết thực tập cung kính - vâng lời - biết ơn. Muốn thực hành được như vậy, chúng ta phải tìm cho mình được nơi nương tựa là bậc có trí để cung kính, để học hỏi khiến vâng lời, được lợi ích để biết ơn.

Nếu ai thấy mình còn nhiều tâm ngã mạn, đố kỵ, mà chưa thấy mình tìm được ai để mình nương tựa, để mình cung kính - vâng lời - biết ơn, thì người đó tự biết rằng mình chưa đủ duyên để thực hành Pháp khiến đoạn trừ được sự chê bai, phỉ báng và bất kính Tam Bảo, chúng Tăng. Nếu ai thấy mình đã tìm được nơi nương tựa và tự mình thực hành chân thật dần dần được sự cung kính - vâng lời - biết ơn, thì người đó tự biết rằng mình đang bào mòn đi sự ngã mạn, đố kỵ và nghiệp duyên chê bai, phỉ báng Tam Bảo, chúng Tăng.

Thực hành 3 tâm cung kính - vâng lời - biết ơn giúp diệt trừ những tâm niệm bất thiện, khinh chê Tam Bảo
Thực hành 3 tâm cung kính - vâng lời - biết ơn giúp diệt trừ những tâm niệm bất thiện, khinh chê Tam Bảo

Cô khuyên em nên nỗ lực tu tập, thực hành Pháp để cứu giúp, khai ngộ cho mọi người trong gia đình cả khi họ còn hiện diện cũng như khi họ quá vãng bằng các phương pháp mà Đức Phật đã chỉ dạy.
(Trích lời Cô Phạm Thị Yến trả lời trong nhóm Tâm Sự Cùng Cô Phạm Thị Yến - Tâm Chiếu Hoàn Quán)

Các bài nên xem:

-
aa
+
3,007 lượt xem
07/09/2020

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ