[Video] Chồng cờ bạc, con xa lánh, hoàn cảnh bệnh tật - Làm sao để vượt qua?

-
aa
+

Câu hỏi 1:

Hiện tại, con mắc nhiều bệnh hiểm nghèo, con cái xa rời, không gần gũi, chồng ham mê chơi bời, khiến gia đình nợ nần rất nhiều. Con rất đau khổ, nản chí. Nhiều lúc muốn buông cho nghiệp lực dẫn dắt, nhưng con lại nghĩ nếu buôn bỏ, con sẽ tạo nhiều nghiệp nữa, biết bao giờ mới chấm dứt. Con nên làm như thế nào ạ?

Trả lời:

1. Cách ứng xử

1.1. Ứng xử với chồng

- Nếu tiền từ việc chồng chơi xổ số, cờ bạc,... mình sẽ không tiêu. Chồng thắng thì dùng một mình, mình không động đến. Thậm chí, nếu cha mẹ ốm đau phải vay vợ để chữa thì tuyệt đối cũng không được cộng nghiệp chung vào đó, phải tự chịu trách nhiệm và có thái độ dứt khoát với việc này, không nhân nhượng.

- Đối với việc chồng đang nợ nần, mình khoanh vùng số tiền mượn để gia đình dùng chung lại. Tức là đã sống với nhau thì tất nhiên, cả hai phải cùng trả. Mình khoanh vùng khoản ấy lại và không tiếp tục trả nợ tiếp cho các việc chơi bời của chồng nữa.

1.2. Ứng xử với con cái

- Không để ý, quan tâm để con cái đỡ áp lực gần mình. Bởi các con không muốn gần những người mẹ nói nhiều, nói những điều con không thích. Cho nên, phải biết lựa ra những tập nghiệp của con và mình dạy nó thẩm thấu đến mức độ nào, không để cho phản ứng ngược lại.

- Con có rất nhiều tính xấu, nhưng mình đừng nói tính xấu của con quá nhiều, mà hãy nói tính tốt trước mặt mình. Mỗi lần nói tính tốt thì chỉ gặm nhấm một ít tính xấu và trong tính xấu đó, mình cũng phải tìm ra tính tốt của con để nâng đỡ.

- Mình phải khéo léo, thông minh. Hãy là người chăm sóc con cái lúc ốm đau, nâng đỡ khi con gặp hoạn nạn và không chửi mắng con nhiều mà chỉ nên dạy dỗ nhẹ nhàng.

2. Cách tư duy

- Phải tư duy về nhân - duyên - quả của mình. Có những người ương bướng, khó độ, khó giáo hóa thì mình lười biếng, không chịu giáo hóa nên mình vẫn có những quả báo đó.

- Hoặc người ta/con xa cách mình là do nhân duyên mình ít chăm sóc cho người thân.

Cho nên, mình phải chịu khó chăm sóc, quan tâm tới người thân trong gia đình, sau đó là bạn bè, đạo hữu. Dần dần, con sẽ quay về với mình. Trong đó, cũng có phần quan tâm tới gia tiên, tiền tổ, những người quá khứ và những tội lỗi – còn được gọi là oan gia. Mình đã từng vô tình bạc nghĩa với họ, bây giờ mình vẫn phải quan tâm. Vậy nên phải tu tập hồi hướng cho các chúng sinh đó.

Câu hỏi 2: 

Con không phải là Phật tử chùa Ba Vàng. Chùa của chúng con không có Thầy, hẻo lánh, ở giữa bãi tha ma. Vì vậy, mấy Phật tử chúng con đứng lên khuyến hóa mọi Phật tử một tháng về chùa một ngày Rằm để tụng kinh, niệm Phật cho ấm cúng chùa. Tuy chùa không có Thầy nhưng đến bây giờ, các Phật tử cũng ủng hộ chúng con về chùa càng đông hơn. Tuy nhiên, chúng con vẫn gặp nhiều chướng duyên, các Phật tử làng bên tuyên truyền chúng con làm vật là không tốt, là thống soái. Chúng con nên làm gì bây giờ ạ?

Trả lời:

1. Hướng dẫn cách tư duy

- Việc mình làm tốt, người ta tuyên truyền, nói gì thì không cần quan tâm nhiều, mà nên quan tâm là mình làm việc đó đã đúng chưa.

- Khi Phật tử gom về mình, mình không nương tựa chùa mà các Phật tử đó vẫn gọi là: Tôi tu theo Phật, tôi là Phật tử. Vậy Phật tử là của ai? Thầy Bổn Sư là ai? Cho nên, mình cũng có lỗi với họ.

Mình chỉ là một Phật tử, nhưng là Phật tử đúng đầu của các Phật tử. Và tất cả các Phật tử phải là con của Phật và đều phải có Thầy Bổn Sư. Nếu không có Thầy Bổn Sư thì họ nương vào mình, mình là người truyền đạo, hướng dẫn cho họ. Tức là nhiều kiếp, mình và họ theo nhau trong việc không có Tam Bảo và không có lợi ích giải thoát.

2. Cách ứng xử để không trở thành thống soái, lợi ích cho mọi người

- Để không trở thành thống soái thì phải có một nơi nương tựa là Tam Bảo. Cho nên, các Phật tử ở đó nên chọn một vị Thầy cho mình.

+ Có thể vị Thầy chưa phải là để dẫn về chùa đó để tu hành, nhưng nên mở những bài Pháp cho các Phật tử về đó nghe. Vì nếu không có Pháp, chỉ đến tụng kinh thì không thể giác ngộ được, vì chính các Phật tử còn không hiểu kinh, chỉ biết đọc thôi.

+ Có thể mua một màn hình hoặc một đài để quy định một tháng hai ngày đến đó, sau khi tụng kinh thì nghe một thời Pháp qua đài hoặc màn hình. Đó gọi là tâm tướng Pháp, là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Như vậy thì mới có lợi ích, các Phật tử mới có phước báu.

Cho nên, các Phật tử có thể chưa có Thầy nhưng phải có Pháp. Có thể mở đài/màn hình giảng Pháp ở chùa cho ấm cúng vì có tiếng chư Tăng. Như vậy, người ta sẽ không bảo mình là thống soái được nữa, vì có tiếng giảng Pháp của Sư Thầy.

- Phải cho các Phật tử thân cận với Tam Bảo, vì bổn phận của người cư sĩ tại gia là phụng sự Tam Bảo mới có phước. Nếu ngôi chùa đó không có Tăng thì không được gọi là Tam Bảo, mà chỉ có tượng Phật thôi.

+ Tam Bảo bao gồm Phật, Pháp, Tăng. Nếu chùa chưa có Tăng thì chưa gọi là Tam Bảo.

+ Phải tác phước ở nơi Tam Bảo, chư Tăng tu hành thanh tịnh thì mới có tính chất mang phước báu đến cho mình. Nếu tác phước nơi Tam Bảo mà không có chư Tăng sử dụng thì mới chỉ được gọi là làm thiện, không gọi là tác phước, công đức nơi Tam Bảo được.

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

---

Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chia sẻ với các Phật tử trong CLB.
Các bài nên xem:

867 lượt xem
10/05/2021
0
Chuyên mục: CLB Tình Yêu - Hôn Nhân - Gia Đình Phật Tử

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.