Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Tu hành, truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Hơi thở ra vào.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Hơi thở ra vào sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn; các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Căn bản các pháp là do Như Lai nói. Cúi mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo nghe lời Thế Tôn rồi, sẽ thọ trì.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo rằng:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi kiết-già buộc niệm trước mặt, không có tưởng khác, chuyên nhất niệm Hơi thở ra vào. Hơi thở ra vào nghĩa là nếu lúc hơi thở dài, cũng nên quán biết “Tôi đang thở dài”; nếu lại hơi thở ngắn, cũng nên quán biết “Tôi đang thở ngắn”; nếu hơi thở cực lạnh, cũng nên quán biết, “Tôi đang thở lạnh”; nếu hơi thở lại nóng, cũng nên quán biết, “Tôi đang thở nóng”. Quán khắp thân thể từ đầu đến chân, đều nên quán biết. Nếu hơi thở lại có dài ngắn, cũng nên quán hơi thở có dài có ngắn. Dụng tâm giữ thân, biết hơi thở dài ngắn gì cũng đều biết cả, hơi thở ra vào phân biệt rõ ràng, nếu tâm giữ thân, biết hơi thở dài ngắn cũng lại biết hết. Ðếm hơi thở dài ngắn phân biệt hiểu rõ. Như thế, này các Tỳ-kheo, gọi là niệm Hơi thở ra vào, sẽ được danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường nên tư duy, chẳng lìa niệm Hơi thở ra vào, sẽ được các công đức lành này. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
(Trích soạn từ: Kinh Tăng Nhất A-Hàm - Tập 1)
----------
Xem thêm các bài kinh:
Chương trình tu mùa hạ: 10 Niệm Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát
- Kinh Lâu Ðài Do Sự Ðảnh Lễ
- Kinh Tự Tứ
- Kinh Niệm Phật - Một Pháp Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát
- Kinh 10 Niệm Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát
- Kinh Đức Phật Khuyên Người Niệm Phật
- Kinh Niệm Phật - Công Đức Thù Thắng
- Kinh Các Lễ Uposatha - Niệm Phật - Trai giới của bậc Thánh
- Kinh Các Lễ Uposatha - Niệm Pháp - Trai Giới Của Bậc Thánh
- Kinh Niệm Pháp - Pháp Môn Đưa Đến Thành Tựu An Lạc
- Kinh Các Lễ Uposatha - Niệm Tăng - Thành Tựu Tịnh Tín Đoạn Trừ Phiền Não
- Kinh Các Lễ Uposatha - Niệm Giới - Pháp Môn Đưa Đến Diệt Trừ Phiền Não
- Kinh Mahànàma - Cách Niệm Giới Để Sống Bình Thản Giữa Đời
- Kinh Mahànàma - Niệm Thí
- Kinh Pháp Đại Bố Thí Đưa Đến Giải Thoát
- Kinh Niệm Thiên - Pháp Môn Tu Được Cảm Giác Lạc Thọ Giải Thoát
- Kinh Niệm Chết - Đoạn Trừ Tưởng Sợ Hãi Tham Chấp
- Kinh Niệm Thân - Đoạn Trừ Tưởng Chấp Ngã Ái Sắc
- Kinh Niệm Dừng Nghỉ (Niết Bàn) - Đoạn Trừ Chướng Ngại Thiền Định, Giải Thoát
Bình luận (2)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Phạm Phú Cường
Xuân Nguyễn Thị