Lúc bấy giờ Đức Phật bảo A Nan và đại chúng: Sau khi ta diệt độ, hàng tứ chúng phải siêng hộ trì kinh Đại Bát Niết Bàn của ta. Trong vô lượng vô số kiếp ta tu tập pháp Đại Niết Bàn khó đặng này, này đã giải thuyết rõ ràng cho đại chúng.
Các người nên biết pháp Đại Niết Bàn này là bảo tạng Kim Cang thường, lạc, ngã, tịnh hoàn toàn viên mãn của tất cả chư Phật. Tất cả chư Phật đều ở nơi pháp Đại Niết Bàn này mà nhập Niết Bàn. Pháp này là pháp tối hậu rốt ráo chí lý cùng tột không thiếu sót. Chư Phật đều phóng xả thân mạng nơi đây, do đó nên gọi là Đại Niết Bàn.
Đại chúng muốn đặng chơn thật báo ân Phật, mau chứng Bồ Đề, được chư Phật rờ đầu, đời đời sanh ra chẳng mất chánh niệm, thập phương chư Phật thường hiện trước mình ngày đêm giữ gìn làm cho tất cả mọi người được pháp xuất thế, thời phải siêng năng tu tập kinh Đại Niết Bàn này.
…A Nan lại bạch: Lúc Phật còn có người đem vàng bạc bảy báu điện đường phòng nhà y phục đồ uống ăn tất cả đồ cần dùng, hoặc vợ con tôi tớ mà cung kính cúng dường Như Lai. Sau khi Phật nhập diệt nếu có người đem những vật như trên mà cung kính cúng dường tượng Phật. Bạch Thế Tôn! Phước đức của hai người này ai nhiều hơn?
Phật nói: Vì đều cung kính cúng dường cả nên phước đức của hai người được đồng nhau. Dầu Phật diệt độ nhưng pháp thân vẫn thường còn, nên cung kính cúng dường được phước vẫn đồng như Phật hiện tại.
A Nan lại bạch: Lúc Phật hiện tại nếu có người đem những vật như trên cung kính cúng dường Phật, sau khi Như Lai nhập Niết Bàn, nếu có người đem những vật như trên cung kính cúng dường toàn thân Xá Lợi, phước đức của hai người này, ai nhiều hơn?
Phật nói: Hai người này được phước đồng nhau công đức rộng lớn vô lượng vô biên nhẫn đến hết khổ, phước đó chẳng hết.
A Nan lại bạch: Lúc Phật hiện tại, nếu có người cung kính cúng dường Phật như trên, sau khi Phật nhập Niết Bàn nếu có người cung kính cúng dường nửa thân Xá Lợi ai được phước nhiều hơn?
Phật nói: Vì hai người đều cung kính cúng dường nên được phước đồng nhau phước đức này vô lượng vô biên.
Này A Nan! Nhẫn đến cung kính cúng dường một phần tư Xá Lợi, một phần tám, một phần trăm, một phần ngàn, một phần muôn, một phần hằng hà sa, hoặc chừng bằng hột cải, người này được phước cũng đồng như người cung kính cúng dường Đức Như Lai hiện tại.
A Nan nên biết rằng hoặc Phật hiện tại hoặc đã nhập Niết Bàn, nếu có người cung kính cúng dường lễ bái tán thán, được phước đức đồng nhau không khác.
Phật bảo A Nan cùng đại chúng: Sau khi ta nhập Niết Bàn, tất cả chúng sanh hoặc thiên thượng hay nhân gian, được Xá Lợi của ta mà vui mừng thương cảm cung kính lễ bái cúng dường thời được vô lượng vô biên công đức.
Này A Nan! Nếu thấy Xá Lợi của Như Lai thời là thấy Phật, thấy Phật là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Tăng, thấy Tăng là thấy Niết Bàn.
A Nan nên biết rằng do nhân duyên trên đây mà Tam Bảo thường trụ không biến đổi, có thể làm chỗ quy y cho tất cả chúng sanh.
…A Nan cùng đại chúng nghe Phật nói xong hoan hỷ phụng hành đảnh lễ rồi lui.
(Trích soạn từ: Phật Thuyết Kinh Đại Bát Niết Bàn - Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư, Đàm Vô Sấm, Đời Bắc Lương, phẩm Hai Mươi Sáu, phẩm Di Giáo)
Bình luận (9)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Lê Thị Minh
tri ân Cô chủ nhiệm. Chúng con xin tinh tấn tu tập để được làm con của Phật..!♥️♥️
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni...!♥️♥️
Hoàng Thị Tứ
Con được duyên lành đã được thỉnh Xá Lợi của Ngài về để cung kính và phụng thờ tại gia ạ.
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Đoàn Thj Hương
Nguyễn thị Huyền
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Mai Nguyen Thi