Con cháu hiếu thảo, biết chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, già yếu có lẽ là điều mong mỏi của hầu hết các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, không hiếm để bắt gặp tình trạng con cái hắt hủi cha mẹ khi về già, tranh giành tài sản, hay thậm chí đánh đập cha mẹ vô cùng tàn nhẫn.
Vậy khi về già, những người làm cha mẹ nên ứng xử như thế nào để con cái không bất hiếu? Xin mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán) trong bài viết dưới đây!
Mục lục [Hiển thị]
Phân chia tài sản rạch ròi
Thực trạng xã hội ngày nay cho thấy con người đang bị cuốn vào vòng xoáy của chủ nghĩa thực dụng; luôn coi trọng tài sản, vật chất. Nguyên nhân đầu tiên khiến con cái bất hiếu khi cha mẹ về già cũng chính là vấn đề tiền bạc.
Khi cha mẹ có tài sản, nhiều người con tìm cách chiếm đoạt về cho riêng mình. Thậm chí, khi cha mẹ chết đi, còn chưa yên mồ mả thì anh em trong nhà không từ mọi thủ đoạn, không đoái hoài tình thân mà tranh giành tài sản với nhau.
Vì vậy, từ khi còn minh mẫn, nếu có tài sản, chúng ta nên phân chia ra và gửi ngân hàng để phòng lúc ốm đau. Nếu không có tiền thì cũng phân chia sẵn đất để anh em đỡ bất hòa sau này. Chúng ta để lại ngôi nhà cuối cùng, không sang tên ngay mà để khi nào mất mới cho con cháu. Cần phải phân chia sẵn như vậy để các con không mất đi chữ “nghĩa”.
Bởi lẽ, nếu anh em trong nhà cãi nhau, mất đi chữ “nghĩa” thì chúng sẽ bị tổn phúc. Còn lại, nhà ở thì chúng ta không chia ngay vì để phòng nhỡ con dâu đành hanh đuổi mình ra đường. Chúng ta cần phải nói rõ ràng: “Nhà này mang tên mẹ, bao giờ chết thì cho”.
Tâm tính thoải mái, đơn giản hóa việc ăn uống
Để tránh cho con cái khó xử và mất đi tâm hiếu thuận với cha mẹ, chúng ta không nên chê bai đồ ăn ngon dở, đặt áp lực chuyện ăn uống lên con cái.
Ví dụ:
- Nếu chúng ta phàn nàn đồ ăn chưa ngon, khiến con cái nói rằng cha mẹ già yếu khó tính, hạch sách thì chúng sẽ không muốn mua đồ ăn cho mình nữa.
- Hay nếu chúng ta đòi hỏi nhiều về món ăn vượt quá khả năng tài chính của con cái thì sẽ khiến vợ chồng chúng sinh ra bất hòa và không ưa cha mẹ. Như vậy là con cái mất tâm hiếu.
Vậy nên, bước đầu tiên chúng ta nên làm là đơn giản hóa việc ăn uống của mình. Ăn gì cũng được, có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít. Như vậy, bản thân chúng ta cũng sẽ không bị phiền não và con cái sẽ không bị tổn phước. Chúng sẽ không cảm thấy mình là gánh nặng mà còn thích có cha mẹ ở bên, muốn chăm sóc và cấp dưỡng cho cha mẹ nhiều hơn.
Giảm bớt áp lực cho con cháu trong việc chăm sóc cha mẹ ốm bệnh
Khi về già, sức khỏe thường giảm sút, dễ sinh bệnh, ốm đau. Lúc này cần nương tựa vào con cái chăm sóc. Nếu chúng ta cư xử không khéo mà to tiếng những lời khó nghe như “Tao đẻ ra chúng mày, bây giờ tao đau mà chúng mày để đấy!” thì không chỉ bản thân cũng không hết đau được mà còn khiến con cái vừa chăm, vừa tức và không muốn gặp mặt cha mẹ nữa.
Thay vào đó, chúng ta nên nhẹ nhàng nói với con cái rằng “Mẹ đau lắm, nhưng mẹ chịu được. Thôi, các con lo việc, lo cho các cháu. Lúc nào rỗi thì lo cho mẹ”. Như vậy, chúng sẽ thấy mình dễ mến, thương và chăm sóc mình.
Còn khi bệnh nặng, con cháu luôn mong mỏi cha mẹ sống lâu nên sẽ tìm mọi cách giúp cha mẹ kéo dài sự sống. Tuy nhiên, chúng ta nên xác định tư tưởng rằng: Khi lâm bệnh trọng lúc về già, không nên quá cố gắng chữa chạy và níu kéo sự sống mà nên để ra đi tự nhiên. Bởi lẽ, sống trên đời phải được hưởng hạnh phúc. Sống mà lú lẫn, không nhận ra người thân, không kiểm soát được việc đại, tiểu tiện,... thì không sống để làm gì.
Chúng ta nên nói với con cái rằng: “Mẹ hiểu tấm lòng của các con muốn chăm sóc cho mẹ được đến ngày nào hay ngày ấy. Nhưng thật sự, dù con có tiêm giảm đau hay làm gì đi chăng nữa thì cũng chỉ kéo dài thời gian bệnh tật của mẹ. Vậy thôi, đừng chữa nữa. Nếu mẹ ốm, mẹ không ăn được, các con bón cho mẹ chút nước cháo, mời các cụ đến niệm Phật để mẹ chết tự nhiên”.
Khuyên răn con cái tránh xa các việc tà kiến
Khi cha mẹ chết đi, con cái rất dễ tin theo thầy tà xúi bẩy và làm các việc tà kiến như yểm bùa vào nhà để không cho hương linh cha mẹ về bắt con cái đi theo, bắt con trùng,... Vì vậy, trước khi ra đi, chúng ta nên nói rõ với con cái để tránh cho các con đi theo tà kiến: “Dù có sao đi chăng nữa, mẹ chỉ chết thay các con chứ không bao giờ bắt các con. Vậy nên, các con đừng nghe lời người ta xúi.
Cả một đời mẹ chăm sóc, làm lợi ích cho các con, chứ không bao giờ bắt các con. Cho nên, đừng nghe thầy tà nói dối rồi ác tâm với mẹ. Mẹ đến chùa nhờ các Thầy làm lễ cho mẹ, đưa mẹ về chùa. Cho nên, không phải yểm cả nhà để không cho mẹ về”.
Ngoài ra, chúng ta cúng nên dặn con cái khi làm giỗ không sát mạng chúng sinh để được lợi ích. Bởi lẽ, bất kỳ một con vật nào phải chết vì chúng ta cũng sẽ đi theo báo oán mình. Chúng ta tu theo Phật thì sẽ được đầu thai làm người rất nhanh chứ không thành ma đói. Hơn nữa, hương linh được ở chùa, ăn lộc chùa và được nghe kinh, lễ Phật tu hành sẽ sớm được siêu thoát về làm người.
Các bài nên xem:
Bình luận (4)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Trần Thị Xoan
Nguyễn Thị Thu HÀ
Thu Dinh
Hoàng Thị Hương