Ngày 3 và ngày 4: Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:
1. Quán chiếu hội chúng:
- Từ trước tới nay, đã nương tựa vào hội chúng Tỳ-kheo nào để tu: Hội chúng tối thượng, hội chúng không hòa hợp, hội chúng hòa hợp.
- Hội chúng hiện nay đang nương tựa để tu, có đặc điểm gì theo lời dạy của Đức Phật, trong hội chúng tối thượng: Hội chúng sống không hướng đến sự đầy đủ, hội chúng không có biếng nhác, hội chúng từ bỏ dẫn đầu về đọa lạc, hội chúng đi đầu về hạnh viễn ly, tinh cần, tinh tấn,...
2. Tu tập tăng thượng tưởng, niệm ân đức Phật - Pháp - Tăng.
3. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.
Khởi tâm tri ân Phật, chư tổ, Sư Phụ, chư Tăng và các bậc thiện hữu tri thức đã giúp cho mình được duyên tu học Phật Pháp.
Xem video (ấn vào tên bài): Tu tập tăng thượng tưởng, niệm ân đức Phật - Pháp - Tăng
*Sau khi thiền quán, tùy duyên thiền hành.
----------
Kinh Hội Chúng - Cách Nhận Biết Về Đại Chúng Chư Tăng Để Nương Tựa Tu Hành
Một thời Thế Tôn trú ở Kiều Tát La (Kosala), dạy các Tỷ kheo:
– Có ba hội chúng này, này các Tỷ-kheo, thế nào là ba?
Hội chúng tối thượng, hội chúng không hòa hợp, hội chúng hòa hợp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng tối thượng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, hội chúng nào có các Tỷ-kheo trưởng lão, không có sống đầy đủ, không có biếng nhác, từ bỏ dẫn đầu về đọa lạc, đi đầu về hạnh viễn ly, tinh cần tinh tấn, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và những thế hệ kế tiếp chúng tùy thuận theo tri kiến của chúng. Hội chúng ấy không có sống đầy đủ, không có biếng nhác, từ bỏ dẫn đầu về đọa lạc, đi đầu về hạnh viễn ly, tinh cần tinh tấn, để chứng những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng tối thượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không hòa hợp?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào các Tỷ-kheo sống cạnh tranh, tranh luận, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không hòa hợp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng hòa hợp?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào các Tỷ-kheo sống hòa hợp hoan hỷ, không có luận tranh, sống như nước với sữa lẫn lộn, nhìn nhau bằng cặp mắt ái kính. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng hòa hợp.
Lúc nào, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống hòa hợp, hoan hỷ, không có luận tranh, như nước và sữa lẫn lộn, nhìn nhau với cặp mắt ái kính, lúc ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo tạo được công đức, lúc ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống phạm trú. Nghĩa là, với ai hân hoan với tâm giải thoát liên hệ với hỷ, thời hỷ sanh; với ai có hỷ, thân được khinh an; với thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với ai cảm giác lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Ví như, này các Tỷ-kheo, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hạt, nước mưa ấy chảy theo sườn dốc, làm đầy các hang núi, các khe núi, các thung lũng. Sau khi làm đầy các hang núi, các khe núi, các thung lũng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn. Sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ. Sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy biển cả. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lúc nào các Tỷ-kheo sống hòa hợp, hoan hỷ, không có luận tranh, như nước và sữa lẫn lộn, nhìn nhau với cặp mắt ái kính, lúc ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo tạo được công đức, lúc ấy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo sống phạm trú. Nghĩa là, với ai hân hoan với tâm giải thoát liên hệ với hỷ, thời hỷ sanh; với ai có hỷ, thân được khinh an; với ai có thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với ai cảm giác lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba hội chúng.
Các Tỳ-kheo sau khi nghe Đức Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.
(Trích soạn từ: Bài kinh Hội Chúng Hòa thượng Thích Minh Châu – Việt dịch. Xem: Kinh Tạng Nam Truyền, Tăng Chi Bộ Kinh – Tập 1, Chương 3: Ba Pháp, 10. Phẩm Hạt Muối, tr. 315-317)
----------
Xem thêm các bài kinh:
Chương trình tu mùa hạ: tu Pháp Lục hòa
- Đức Phật Dạy Về Công Đức Sáu Pháp Hòa Kính (Lục Hòa)
- Kinh Chuyện Luật Cây Rừng - Lợi Ích Khi Vâng Lời Bậc Hiền Trí Thực Hành Hòa Hợp Đoàn Kết
- Kinh Chuyện Sống Hòa Hợp (Tiền Thân Sammodamàna) - Bất Kính Bậc Trí Dẫn Đến Phá Hòa Hợp - Gieo Nhân Đề Bà Đạt Đa
- Kinh Ananda 1 - Quả Báo Của Việc Phá Hòa Hợp Tăng
- Kinh Ananda 2 - Phúc Báu Khi Làm Cho Hội Chúng Hoà Hợp
- Kinh Hội Chúng - Cách Nhận Biết Về Đại Chúng Chư Tăng Để Nương Tựa Tu Hành
- Kinh Nhân Duyên Của Sư Trưởng Đối Với Sự Khởi Sanh Và Chấm Dứt Tranh Chấp Bất Hòa
- Kinh Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò - Cần Từ Bỏ Gì Khi Được Sống Tu Hòa Hợp Với Bậc Phạm Hạnh?
- Kinh Hòa Hợp Tăng, Phá Hòa Hợp Tăng
- Kinh Cần Phải Nhớ 2 - Cần Có “Quyết Định Tâm” Đối Với Pháp Lục Hòa
- Kinh Tăng Nhất - Các Dấu Hiệu Của Người “Trọng Pháp”
- Kinh Gieo Nhân Gì Để Được Đủ Duyên Hướng Dẫn Hội Chúng Tu Lục Hòa
- Kinh Châu Na - Dấu Hiệu Nhận Biết Hội Chúng Thực Hành Lục Hòa Đã Có Khả Năng Tự Độ
- Kinh Phật Thuyết Giải Ưu Kinh - Số Kiếp Luân Hồi
- Kinh Khoảng Ba Mươi - Sự Thống Khổ Cần Giác Ngộ
- Kinh Mi Tiên Vấn Ðáp - Tương Quan Giữa Tội Và Phước
- Kinh Pháp Lục Hòa Kính - Cần Nhớ Cần Tu Để Vượt Thoát Luân Hồi
Bình luận (6)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn Thị Lam
Trần Thị Thủy
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Con xin tri ân công đức của Sư Phụ, đại đức Tăng Ni cùng cô Chủ Nhiệm.
Lương Thị Nhã -Pháp danh Nhã Diệu Tuệ
Qua video Cô CN giảng, con cảm nhận được sự cao quý của Sư Phụ và đại Tăng đã tu hành miên mật để được phúc báu cho hàng phật tử chúng con nương tựa, bớt đi bao nghiệp khổ các gia đình khi Cô CN nói đến mà con cứ chảy nước mắt vì thương quá..... Con chỉ biết thành kính tri ân trên Sư Phụ và Đại Tăng, tri ân Cô CN trong cuộc đời này đã gần hết đời này mà con đã gặp được Sư Phụ và Đại Tăng đã gặp được một gia đình lớn "Câu Lạc Bộ Cúc Vàng" cho con tu học thật không còn gì để nói. Con xin thành kính tri ân rất rất nhiều ạ.
Lê Thị Chung
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Con xin tri ân công đức trên Sư Phụ, chư Tăng, cô chủ nhiệm đã giúp con tu hành.
Trương thị lương