10:48 Trạch Kinh Mi - Tiên vấn đáp bài số 147: "Tại sao không có hai Đức Phật xuất hiện một lần?"
- Câu hỏi 1 (bắt đầu từ phút 34:04): Yêu người đã bỏ chồng có con thì làm sao?
Cháu chào cô, cháu là con trai chưa có vợ. Cháu rất yêu một người đã bỏ chồng và đã có một con, cháu xin cô cho cháu lời khuyên, có nên tiến tới hôn nhân không, vì cháu rất yêu cô ấy cháu thấy cô ấy rất hợp với cháu.
- Câu hỏi 2 (bắt đầu từ phút 51:18): Hành nghề giết mổ lợn - làm cách nào để tiêu tội?
Cháu chào Cô! Cháu là Xuân Công, quê ở Thành phố Vinh. Cháu biết Cô từ lâu rồi qua các bài giảng của Cô trên Youtube. Hàng ngày ngồi bán hàng ở chợ cháu đều mở bài giảng của Cô ra nghe. Cháu muốn gửi câu hỏi đến Cô, mong Cô hoan hỷ bố thí chút thời gian ạ. Cháu học xong lớp 9 là bắt đầu theo nghề cha truyền con nối, mới đầu cháu chưa có vốn cháu chỉ nhập lợn người ta đã mổ để mang ra chợ bán. Lấy vợ về hai vợ chồng cháu chắt bóp, thuê được một mặt bằng nhỏ. Hàng ngày công việc của cháu là 4 giờ sáng đã phải dậy để chọc tiết khoảng 4 - 5 con lợn (hôm nào vào các dịp lễ tết thì phải đến hơn chục con) để người ở chợ đến nhập về bán. Vợ cháu buổi sáng cũng lấy thịt ra chợ bán. Chiều thì ở nhà chăm sóc con. Cháu xem các bài của Cô có nói về tội ác của sát sinh cháu thấy công việc mình làm rất ác, mỗi lần cầm dao cháu thấy tâm mình rất áy náy, nhưng Cô ơi gần 10 năm nay cháu làm công việc này, ngoài nghề này cháu cũng không biết làm gì khác để kiếm sống. Cháu biết việc mình làm đang tạo nghiệp nhưng cháu không còn cách nào khác. Vậy Cô ơi, những người làm nghề này như vợ chồng cháu có cách nào để tiêu được tội lỗi này ạ? Cháu thành kính gửi lời tri ân Cô.
- Câu hỏi 3 (bắt đầu từ phút 1:04:12): Người thứ 3 - anh phải làm sao đây?
Cô ơi, cháu làm ở công ty giày da ở Hà Nội. Trong xưởng cháu làm có một em cháu rất quý, làm việc hai anh em có rất nhiều điểm tương đồng, nói chung là rất hợp nhau Cô ạ. Nhưng rất tiếc cháu lại là “người thứ 3”, cô ấy đã có chồng và có một bé trai rồi Cô ạ. Người đến sau như cháu phải làm sao đây Cô ơi? Mong Cô cho cháu lời khuyên lúc này, cháu xin chân thành cảm ơn Cô.
- Câu hỏi 4 (bắt đầu từ phút 1:09:07): Cô chín nói hầu tam phủ là đi đường Bác Hồ - đúng hay sai?
Dạ con thưa cô. Năm 2016 con và chị gái, anh rể và mẹ anh rể có đi hầu tam phủ. Cô Chín có bảo là nên kê đệm đường âm thì mới thuận đường trần được. Đến nay là 2 năm rồi Cô ạ. Cô Chín có bảo hầu tam phủ là đi đường Bác Hồ và đường của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Nay con nghe bài giảng của cô là bài "Tại sao quy y phật nên bỏ thầy tà” cô giảng, con muốn bỏ hầu Tam Phủ thì làm thế nào ạ? Con mong cô giải đáp cho con. Con trân thành cảm ơn cô ạ.
- Câu hỏi 5 (bắt đầu từ phút 1:16:42): Phật tử nên tư duy thế nào về việc ăn chay và ăn mặn cho đúng?
Kính bạch cô cho con hỏi trước, con có nghe: nếu Phật tử chưa ăn chay được thì ra chợ mua con chết về để ăn vẫn được. Con có suy nghĩ ý này thì thấy nếu mình không ăn thịt cá ngoài chợ, thì sao những con vật đó chết được ạ. Dù mình không trực tiếp sát sinh nhưng vẫn gián tiếp sát sinh, tâm còn muốn ăn ngon tức là còn tâm sát. Giống như người ta sai người khác đi giết người, thì mặc dù không tự tay giết nhưng sai người khác giết thì tội đồng nhau ạ.
Xin cô giải thích thêm ý này cho con ạ. Con xin tri ân công đức Cô.
- Câu hỏi 6 (bắt đầu từ phút 1:26:06): Cách tu tập từ xa như thế nào để được lợi ích?
Cháu chào Cô Yến! Cháu ngưỡng mộ Cô từ lâu mà cháu chưa có dịp về gặp Cô. Hiện tại cháu đang du học ở Nhật, hàng ngày đều xem Video của Cô qua mạng cháu rất thích Cô ạ. Như kiểu bị nghiện giọng nói và cách truyền tải của Cô rất chân thật và gần gũi. Nhưng cháu chưa biết cách tu tập như thế nào vì cháu ở bên này không đi chùa, cũng không có kinh sách gì đọc ạ, hàng ngày cần phải làm những gì cháu cũng chưa biết. Cháu mới chỉ biết là hàng ngày rảnh, cháu mở các bài pháp của Cô ra để nghe thôi ạ. Mong Cô hướng dẫn cho cháu cách tu tập từ xa như thế nào để được lợi ích ạ. Và cháu cũng xác định ở lại Nhật vài năm nữa nhưng cháu rất muốn cúng dường về chùa thì có cách nào không ạ?
- Câu hỏi 7 (bắt đầu từ phút 1:29:55): Làm Thế Nào để Ngồi Thiền Đúng Cách?
Cháu chào Cô!
Cháu mới lên chùa tu học được một thời gian Cô ạ. Cháu rất thích thời khóa ngồi thiền của chùa mình. Nhưng cháu chưa biết cách ngồi như nào để tâm được tịnh nhất Cô ạ. Cháu có nên ngồi kiết già không ạ? Vì cháu ngồi, cháu đau chân cháu chỉ nghĩ đến cái chân đau của cháu thôi Cô ạ. Và khi thiền có được nhắm mắt không hay nên mở mắt như tu định niệm hơi thở ạ? Cô có thể hướng dẫn cháu với ạ. Cháu xin gửi lời cảm ơn tới Cô rất nhiều.
- Câu hỏi 8 (bắt đầu từ phút 1:37:23): Niệm Phật thế nào là đúng và được lợi ích?
Cháu bạch Cô Yến! Cháu không có đủ điều kiện đến được Chùa Ba Vàng gặp Cô và tu tập tại đây vì cháu ở tận Huế. Nhưng cháu vẫn nghe các bài giảng của Cô qua mạng. Cháu muốn xin ý kiến của Cô ạ. Cháu hay đi chùa ở gần nhà vào các ngày mồng một và rằm. Đến chùa các cụ ở chùa cũng có đọc kinh và cháu cũng đọc theo, nhưng cháu thì đọc với mức độ vừa nghe thì một bác ở bên có góp ý là phải đọc to lên, niệm Phật phải to thì Phật mới nghe thấy, cứ lí nhí trong cổ họng thì Phật nào nghe thấy mà phù hộ cho. Có việc gì cứ niệm Phật to là được như: ốm đau bệnh tật, cầu siêu cho hương linh nói chung là tất cả các việc. Cháu thực sự thấy rất thắc mắc về vấn đề này. Mong Cô chỉ dạy giúp cháu ạ. Cháu mong nhận được câu trả lời của Cô. Cháu cảm ơn Cô.
Mời quý đạo hữu và các bạn cùng theo dõi video để được biết câu trả lời của Cô Phạm Thị Yến - Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán nhé!
---
Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chia sẻ với các Phật tử trong CLB.
Bình luận
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.