Được một lần trở về xứ Ấn Độ, nơi ghi dấu những chặng đường quan trọng trong cuộc đời xuất gia tu hành và hoằng truyền Phật Pháp của Đức Thế Tôn là niềm mong ước lớn lao của mỗi người con Phật.
Chắc chắn, 10 câu nói ý nghĩa sau đây của Cô Phạm Thị Yến sẽ khiến quý vị được tăng trưởng tín tâm, lòng tin vững chắc nơi Tam Bảo và phát sinh mong muốn được khởi hành về miền đất Phật vào một ngày không xa…
1. Các thánh tích có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm khẳng định với tất cả các chúng nhân thiên rằng: Đức Phật đã xuất hiện ở đời, đản sinh ở đời, xuất gia ở đời, thành đạo ở đời, thuyết Pháp ở đời và nhập diệt ở đời. Nếu các Thánh tích không còn thì chúng sinh sẽ nghi về Đức Phật rất nhiều.
Vì vậy, chúng ta viếng thăm các thánh tích với tâm mong muốn Phật Pháp trụ lâu dài ở thế gian và các thánh tích được giữ gìn lâu dài.
2. Thánh tích của Đức Phật có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại của Phật giáo, với việc thành tựu lòng tin cho Phật tử và đối với tiếng nói của đạo Phật trên toàn thế giới. Vậy nên, việc cúng dường trùng tu những khu Thánh tích của Đức Phật sẽ phát sinh ra công đức rất to lớn. Do đó, đoàn Phật tử nào của chúng ta đến đất Ấn, cũng sẽ phát tâm cúng dường để trùng tu.
3. Sự nhiệm màu của Phật Pháp là khi chúng sinh còn năng lực tu tập để giữ gìn Phật giáo thì các dấu tích của Phật giáo không bao giờ bị phá hủy hết hoàn toàn, mà còn để lại dấu tích lịch sử để làm duyên cho những người đi sau tu tập.
Do vậy, chúng ta biết rằng, khi nào còn có chư Tăng thực hành hạnh đầu đà thì Phật Pháp còn trụ lâu dài ở thế gian. Khi tứ chúng thực hành Phật Pháp; Phật tử chăm chỉ thực hành thiền quán, thiền hành, thiền định thì Phật Pháp sẽ trụ lâu dài ở thế gian. Đó là điều Đức Phật dạy.
Đây chính là năng lực khiến dấu tích lịch sử không bao giờ bị phá hủy hoàn toàn mà có tính chất tương tục để giữ gìn niềm tin cho những thế hệ mai sau.
4. Khi viếng thăm Tứ thánh tích, nếu ai có cảm xúc thì nguồn cảm xúc ấy sẽ phát sinh ra phước báu hiện tại và là nhân để phát sinh ra những nhân duyên thù thắng trong các kiếp vị lai.
Ví dụ: Viếng thăm thánh tích tại Lộc Uyển, vườn Nai - là nơi Đức Phật chuyển Pháp luân, sau khi chúng ta nghe Pháp và thấy có cảm xúc với Pháp thì đến kiếp sau, khi chúng ta thực hành, sẽ có duyên thù thắng về Pháp.
5. Đức Phật đản sinh về cõi Ta Bà không phải vì muốn làm vua, muốn sống nơi hoàng cung tráng lệ, hay muốn một cuộc sống vợ chồng êm ấm với công chúa Da Du Đà La. Ngài đản sinh vì lý tưởng, vì giác ngộ và để cứu độ chúng sinh.
6. Đức Phật vô cùng cao quý, không ngôn từ nào có thể diễn tả được, chỉ biết rằng Ngài là cao quý nhất. Bởi Ngài dám dấn thân xuống cõi giới khổ sở, nhơ nhớp này để cứu độ chúng sinh.
Ngài tuyệt đối không lấy bất cứ thứ gì từ chúng sinh, mà chỉ có một niệm duy nhất là giác ngộ và cứu độ cho muôn loài. Do vậy, Ngài đúng là đấng Cha Lành của muôn loài chúng sinh.
7. Khi viếng thăm đền thờ Hoàng hậu Ma Da, chúng ta phải trú ở trong tâm niệm rằng, Đức Phật vì chúng ta mà đản sinh và chịu khổ ở cõi Ta Bà này, thì chúng ta mới thấy được lòng từ bi của Ngài.
Chánh niệm như vậy thì tự phước báu của mỗi người sẽ sinh cho chúng ta những dòng cảm xúc. Dòng cảm xúc đó chính là nhân để nhiều kiếp chúng ta phát sinh ra các nhân duyên gặp được Tam Bảo, chính Pháp và gặp được các Đức Phật vị lai.
8. Khi đến thánh tích Tháp Hạnh Ngộ - Nơi Đức Phật gặp lại 5 anh em ông Kiều Trần Như, chúng ta đảnh lễ sự hội ngộ cao quý, cuộc hội ngộ thành tựu được Tam Bảo, đưa đến nhân duyên tiếp theo là sự chuyển Pháp Luân của Đức Phật và là nhân duyên có giáo Pháp ở đời cho chúng ta tu hành.
Chúng ta đảnh lễ nhân duyên này và cũng hồi hướng mong cho mình từ nay đến vô lượng kiếp sau luôn luôn hội ngộ với các bậc thiện hữu tri thức, giúp đỡ cho mình tu tập, thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.
9. Người nào không tu hành, thực chứng Pháp của Phật, không thấy giá trị của Phật mà tán dương Phật thì người đó chỉ vì tham muốn cầu mình có phước, còn chưa phải thật tâm, chân thật, thanh tịnh tán thán.
Muốn được đạt thanh tịnh tán thán Phật thì chúng ta phải chăm tu tập các chương trình, chăm làm phận sự của câu lạc bộ thì mới trải nghiệm được giá trị của Pháp. Trải nghiệm được giá trị của Pháp thì mới thấy được trí tuệ của Phật thật cao quý và siêu thế, vượt qua trí tuệ của thế gian như vậy thì chúng ta mới tán dương Phật một cách thanh tịnh, không tham lam.
Tán thán như thế mới được phước báo, trí tuệ và có được nhân duyên tu hành trong các kiếp vị lai.
10. Chúng ta ở trong cuộc đời này, đi chơi chẳng qua là để thêm chút gió thổi thoang thoảng thôi. Còn cái chính, xương sống của cuộc đời là phải đi tu tập. Mỗi một niệm của mình đều phát sinh ra phước báo rất thù thắng cho chúng ta trong nhiều kiếp mà chúng ta dẫu có đổi bằng bao nhiêu công sức cũng không thể nào có được.
---
Chúc quý vị sẽ có cơ hội được một lần đặt chân lên đất nước Ấn Độ - nơi lưu giữ những minh chứng vĩ đại về cuộc đời huy hoàng của Đức Thế Tôn. Từ đó, tăng trưởng niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo và tinh tấn tu tập Phật Pháp hơn nữa.
Các bài nên xem:
Bình luận (6)
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Ngô Thị Thúy
Phạm Hương
Nguyễn Thị Mai
Nguyễn Thành Nhân
Đỗ Thị Lân