Ngày 3 và ngày 4: Ngồi thiền:
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:
1. Trước khi biết đến Phật Pháp:
(Quán chiếu các việc từ khi còn nhỏ để biết nghiệp của mình)
- Thường hay nói sai sự thật không?
- Những điều mình chưa thấy chắc chắn là đúng, có đem đi nói không?
- Những điều mình chưa thấy, chưa chắc chắn là đúng, nhưng vì lý do có lợi cho mình mà nói theo cách khẳng định là đúng không?
- Sau khi biết điều mình nói lúc trước là sai, có mạnh dạn xin lỗi và nói sửa lại không?
2. Từ khi biết đến Phật Pháp:
- Còn nói sai sự thật nhiều/ít? (Nhớ lại các việc cụ thể)
- Có hướng dẫn cho đạo hữu những điều sai Phật Pháp, mê tín không?
- Có hướng dẫn cho đạo hữu những điều sai với các quy định của Pháp lục hòa tại đạo tràng/câu lạc bộ/hội chúng tu tập của mình không?
- Quán chiếu hiện tại tâm mình còn nhiều hay ít sự gian dối, nói không thành có, nói có thành không, ngụy biện cho việc sai trái, tham danh, tham lợi, ngã mạn, không tôn trọng người.
3. Sám hối, phát nguyện:
- Sám hối các tội lỗi: nói dối, nói không thành có, nói có thành không, vu khống,...
- Sám hối các lỗi hướng dẫn người các việc sai Phật Pháp, sai với quy định của Pháp lục hòa.
- Phát nguyện chỉ nói, hướng dẫn những gì đã được hướng dẫn theo đúng phận sự.
- Phát nguyện chỉ nói và hướng dẫn những gì mình thực hành đúng Pháp, có lợi ích trong Pháp lục hòa.
4. Tri ân:
- Hướng tâm tri ân Phật, Sư Phụ, chư Tăng, Câu lạc bộ vì mình đã được biết nhân nghiệp của việc thuyết Pháp, chia sẻ Pháp để sửa tâm mình, tránh quả báo ác.
5. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.
*Sau khi thiền quán, tùy duyên thiền hành.
----------
Kinh Thuyết Pháp Thế Nào Đưa Đến Hòa Hợp Và Phá Hòa Hợp?
Một thời, Thế Tôn trú ở thành Xá Vệ (Sàvatthi), tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana), tại khu vườn của ông Cấp Cô Độc (Anàthapindika).
Bấy giờ có Tôn giả Ưu Ba Ly (Upàli) đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ưu Ba Ly bạch Thế Tôn:
– “Tăng hòa hợp, Tăng hòa hợp”. Bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là Tăng hòa hợp?
– Ở đây, này Ưu Ba Ly, các Tỷ-kheo thuyết phi pháp là phi pháp; thuyết pháp là pháp; thuyết luật là luật; thuyết phi luật là phi luật; thuyết điều Như Lai không nói, không thuyết, là điều Như Lai không nói, không thuyết; thuyết điều Như Lai có nói, có thuyết, là điều Như Lai có nói, có thuyết; thuyết điều Như Lai thường không sở hành là điều Như Lai thường không sở hành; thuyết điều Như Lai thường sở hành là điều Như Lai thường sở hành; thuyết điều Như Lai không chế đặt là điều Như Lai không chế đặt; thuyết điều Như Lai có chế đặt là điều Như Lai có chế đặt.
Với mười sự này, các Tỷ-kheo không phá hoại, các Tỷ-kheo không chia rẽ, các Tỷ-kheo không hành bất động yết-ma, các Tỷ-kheo không tuyên đọc giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa khác biệt.
Cho đến như vậy, này Ưu Ba Ly, là Tăng chúng được hòa hợp.
– “Phá hòa hợp Tăng, phá hòa hợp Tăng”, bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là phá hòa hợp Tăng? – Ở đây, này Ưu Ba Ly, các Tỷ-kheo thuyết phi pháp là pháp; thuyết pháp là phi pháp; thuyết phi luật là luật; thuyết luật là phi luật; thuyết điều Như Lai không nói, không thuyết, là điều Như Lai nói, Như Lai thuyết; thuyết điều Như Lai có nói, có thuyết, là điều Như Lai không nói, không thuyết; thuyết điều Như Lai thường không sở hành là điều Như Lai thường sở hành; thuyết điều Như Lai thường sở hành là điều Như Lai không thường sở hành; thuyết điều Như Lai không chế đặt là điều Như Lai chế đặt; thuyết điều Như Lai có chế đặt là điều Như Lai không có chế đặt.
Chính do mười sự này, họ phá hoại, họ chia rẽ, họ hành bất động yết-ma, họ tuyên đọc giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa khác biệt. Cho đến như vậy, này Ưu Ba Ly, là chúng Tăng bị phá hoại.
… Tôn giả Ưu Ba Ly nghe Thế Tôn thuyết giảng xong hoan hỷ đảnh lễ phụng hành.
(Trích soạn từ: Hòa Hợp Tăng, Phá Hòa Hợp Tăng Hòa thượng Thích Minh Châu – Việt dịch. Xem: Kinh Tạng Nam Truyền, Tăng Chi Bộ Kinh – Tập 5, chương 10: Mười Pháp, 4. Phẩm Ưu Ba Ly, tr. 76-78)
----------
Xem thêm các bài kinh:
Chương trình tu mùa hạ: tu Pháp Lục hòa
- Đức Phật Dạy Về Công Đức Sáu Pháp Hòa Kính (Lục Hòa)
- Kinh Tiểu Bộ Tập 4 - Chuyện Luật Cây Rừng
- Kinh Tiểu Bộ Tập 4 - Chuyện Sống Hòa Hợp (Tiền thân Sammodamàna)
- Quả báo của việc phá hòa hợp Tăng
- Kinh Tăng Chi Bộ Tập 5 - Ananda
- Kinh Hội Chúng - Cách Nhận Biết Về Đại Chúng Chư Tăng Để Nương Tựa Tu Hành
- Kinh Nhân Duyên Của Sư Trưởng Đối Với Sự Khởi Sanh Và Chấm Dứt Tranh Chấp Bất Hòa
- Kinh Trung Bộ Tập 1 - Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò
- Thuyết Pháp thế nào đưa đến hòa hợp và phá hòa hợp?
- Kinh Tăng Chi Bộ Tập 3 - Cần Phải Nhớ
- Kinh Tăng Nhất - Các Dấu Hiệu Của Người Được Gọi Là “Trọng Pháp” Khi Thực Hành Lục Hòa
- Kinh Gieo Nhân Gì Để Được Đủ Duyên Hướng Dẫn Hội Chúng Tu Lục Hòa
- Kinh Châu Na - Dấu Hiệu Nhận Biết Hội Chúng Thực Hành Lục Hòa Đã Có Khả Năng Tự Độ
- Kinh Phật Thuyết Giải Ưu Kinh
- Kinh Tương Ưng Tập 2 - Khoảng Ba Mươi
- Kinh Mi Tiên Vấn Ðáp - Câu 71: Tương Quan Giữa Tội Và Phước
- Pháp Lục Hòa Kính - Cần Nhớ Cần Tu Để Vượt Thoát Luân Hồi
Bình luận (13)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn Xuân Tố
Chúng con xin thành kính tri ân công đức của Cô Ch
Lê Thị Mai
Nguyễn Thị Sen
Bùi Thị Anh