Ngày 3 và ngày 4: Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:
Đề mục quán: Cảm thọ đau đớn tương tục trong vô lượng kiếp sống luân hồi.
I. Phần quán
1. Qua sự việc của chư Tăng trong bài kinh, vậy có mong muốn thân cận các bậc thiện tri thức để học hỏi, quán chiếu, thực hành Pháp không?
2. Quán chiếu về vô số kiếp mình đã sinh trong loài bò, thông qua số máu chảy ra khi bị thương tích ở đầu, bị giết bằng cách đập đầu nhiều hơn nước bốn biển. Quán chiếu về sự đau đớn trải nhiều kiếp như vậy khi bị đánh chảy máu đầu và bị giết bằng cách đánh đập.Quán chiếu như trên với các kiếp làm trâu, dê, ngựa, lợn, gia cầm,...
3. Quán chiếu về vô số kiếp mình đã sinh làm người và làm việc bất thiện, trộm cướp, thông qua số máu chảy ra khi bị thương tích ở đầu, bị giết bằng cách đập vào đầu nhiều hơn nước bốn biển. Quán chiếu về sự đau đớn trải nhiều kiếp như vậy, khi bị đánh chảy máu đầu và bị giết bằng cách đập đầu.
4. Đã sợ hãi sự đau đớn triền miên trong luân hồi chưa? Có quyết tâm ra khỏi luân hồi không?
5. Có phát tâm dũng mãnh học hỏi, thực hành Pháp lục hòa để dần dần ra khỏi luân hồi không?
II. Tri ân
Quán chiếu để tri ân Phật, Sư Phụ, chư Tăng, các bậc thiện hữu tri thức đã giúp cho mình giác ngộ điều này và tạo duyên ra Pháp lục hòa để mình tu tập khiến cho mình có con đường ra khỏi khổ luân hồi.
III. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.
* Sau khi thiền quán, tùy duyên thiền hành.
----------
Kinh Tương Ưng Tập 2 - Khoảng Ba Mươi
Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, Trúc Lâm. Tại đó có ba mươi vị Tỷ-kheo xứ Pa-va, tất cả sống ở rừng, tất cả đi khất thực, tất cả mang y phấn tảo, tất cả mang ba y, tất cả đang còn kiết sử, cùng đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Rồi Thế Tôn suy nghĩ: “Ba mươi vị Tỷ-kheo xứ Pa-va này, tất cả sống ở rừng, tất cả đi khất thực, tất cả mang y phấn tảo, tất cả mang ba y, tất cả đang còn kiết sử. Vậy Ta hãy thuyết pháp cho họ như thế nào để ngay tại chỗ ngồi này, tâm của họ được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo” – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau:
– Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo. Khởi điểm không thể nêu rõ, đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.
Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các ông lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này, hay là nước trong bốn biển lớn?
– Bạch Thế Tôn, theo như lời Thế Tôn thuyết pháp, chúng con hiểu rằng cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích, khi chúng con lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này, không phải là nước trong bốn biển lớn.
– Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo! Lành thay, này các Tỷ-kheo, các ông đã hiểu Pháp Ta dạy như vậy!
Cái này là nhiều hơn, này các Tỷ-kheo, tức là dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các ông lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này, không phải là nước trong bốn biển lớn.
Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu các ông bị thương tích khi các ông là bò, sanh ra làm bò trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển lớn?
Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu các ông bị thương tích khi các ông là trâu, sanh ra làm trâu trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển lớn?
Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu các ông bị thương tích khi các ông là cừu, sanh ra làm cừu trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển lớn?
Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu các ông bị thương tích khi các ông là dê, sanh ra làm dê trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển lớn?
Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu các ông bị thương tích khi các ông là heo, sanh ra làm heo trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển lớn?
Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu các ông bị thương tích khi các ông là gia cầm, sanh ra làm gia cầm trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển lớn?…
Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các ông làm đạo tặc, làm kẻ trộm làng, bị bắt trong thời gian dài là nhiều chớ không phải là nước trong bốn biển lớn. Dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các ông làm đạo tặc, ăn cướp đường bị bắt trong thời gian dài là nhiều chớ không phải là nước trong bốn biển lớn. Dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các ông làm đạo tặc, tư thông vợ người trong thời gian dài chớ không phải là nước trong bốn biển lớn….
Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo... là vừa đủ để được giải thoát đối với tất cả các hành...
Thế Tôn nói như vậy, các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Và trong khi lời dạy này được tuyên bố, đối với ba mươi vị Tỷ-kheo xứ Pa-va, tâm các vị ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
(Trích soạn từ: Kinh Tạng Nam Truyền, Tương Ưng Bộ Kinh – Tập 2, chương 15: Tương Ưng Vô Thỉ, Phẩm Thứ Nhì, phần Khoảng Ba Mươi, tr. 227-229, Việt dịch: Hòa thượng Thích Minh Châu)
----------
Xem thêm các bài kinh:
Chương trình tu mùa hạ: tu Pháp Lục hòa
- Đức Phật Dạy Về Công Đức Sáu Pháp Hòa Kính (Lục Hòa)
- Kinh Tiểu Bộ Tập 4 - Chuyện Luật Cây Rừng
- Kinh Tiểu Bộ Tập 4 - Chuyện Sống Hòa Hợp (Tiền thân Sammodamàna)
- Quả báo của việc phá hòa hợp Tăng
- Kinh Tăng Chi Bộ Tập 5 - Ananda
- Kinh Hội Chúng - Cách Nhận Biết Về Đại Chúng Chư Tăng Để Nương Tựa Tu Hành
- Kinh Nhân Duyên Của Sư Trưởng Đối Với Sự Khởi Sanh Và Chấm Dứt Tranh Chấp Bất Hòa
- Kinh Trung Bộ Tập 1 - Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò
- Thuyết Pháp thế nào đưa đến hòa hợp và phá hòa hợp?
- Kinh Tăng Chi Bộ Tập 3 - Cần Phải Nhớ
- Kinh Tăng Nhất - Các Dấu Hiệu Của Người Được Gọi Là “Trọng Pháp” Khi Thực Hành Lục Hòa
- Kinh Gieo Nhân Gì Để Được Đủ Duyên Hướng Dẫn Hội Chúng Tu Lục Hòa
- Kinh Châu Na - Dấu Hiệu Nhận Biết Hội Chúng Thực Hành Lục Hòa Đã Có Khả Năng Tự Độ
- Kinh Phật Thuyết Giải Ưu Kinh
- Kinh Tương Ưng Tập 2 - Khoảng Ba Mươi
- Kinh Mi Tiên Vấn Ðáp - Câu 71: Tương Quan Giữa Tội Và Phước
- Pháp Lục Hòa Kính - Cần Nhớ Cần Tu Để Vượt Thoát Luân Hồi
Bình luận (10)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Phật tử Mai Tịnh Hạnh
Đỗ Thị Đức
Đỗ Thị Đức
Đỗ Thị Đức
Phạm thị hồng mây