[Video] Lợi ích của việc tu tập trong đạo tràng

-
aa
+

Chủ đề 1: Lợi ích và cách tu tập trong đạo tràng

I. Lợi ích tu tập trong đạo tràng

1. Có được môi trường để tìm hiểu Phật Pháp.

2. Giúp đỡ nhau trong tất cả công việc, giống như hội Phụ nữ, hội Đồng hương,... Trong đạo tràng còn là sự giúp đỡ cận kề, tức là hơn cả anh em ruột. Bởi các Phật tử được học theo giáo lý của Phật, coi tất cả các chúng sinh đều là cha mẹ, anh em của mình.

3. Hoàn toàn giúp đỡ nhau bằng công sức, tình người. Nhờ đó, khởi được tâm chân thật đối với đạo hữu.

4. Phật tử trong đạo tràng cùng giúp đỡ nhau tu tập để chuyển hóa tâm lành thiện. Bởi:

+ Khi tâm lành thiện, cảnh giới bên ngoài cũng thay đổi. Cho nên có thể giúp cho người khác, tức là số đông được lành thiện, hoan hỷ và chuyển nghiệp. 

+ Nếu tâm lành thiện thì khi đối duyên xúc cảnh, giao tiếp sẽ thấy nhàn tâm.

5. Được nương tựa vào đại chúng để sách tấn, chia sẻ, giúp đỡ nhau tu tập để vượt qua những khổ đau do đã tạo nghiệp từ nhiều kiếp trước. Đức Phật dạy: “Hổ ly sơn, hổ bại, Tăng rời chúng, Tăng tàn”. Cho nên, không có đại chúng không thể tu được.

6. Tất cả phận sự trong đạo tràng đều đạt lợi ích trong kiếp này và kiếp sau.

II. Cách tu tập trong đạo tràng

1. Quán chiếu, tư duy để tâm được bình đẳng

Tức là đối với việc của nhà đạo hữu, phải lo như việc của nhà mình (quán chiếu làm sao để tâm của mình đối với việc của tất cả chúng sinh cũng giống như việc của nhà mình).

2. Tu tâm

Biết tùy thuận mọi hoàn cảnh: Đau khổ là do tâm. Vì vậy, nếu giải thoát được tâm thì sẽ được sống an nhàn, tức là có thể sống trong mọi hoàn cảnh nếu tâm biết tùy thuận. 

→ Tâm rất quan trọng trong cuộc sống. Vì vậy, cần tu sửa, đào luyện tâm để cuộc sống được an ổn, tốt đẹp.

Chủ đề 2: Tìm hiểu về đạo Phật

I. Tám nỗi khổ ở thế gian

1. Cầu bất đắc khổ: Cầu không được thì sinh khổ não.

2. Oán tắng hội khổ: Có oán đối nhưng phải ở cùng nhau, ở chung một chỗ, không thể dứt ra được.

3. Ái biệt ly khổ: Việc phải xa lìa những người mình yêu thương, quý mến là rất khổ.

4. Ngũ ấm xí thịnh khổ: 

- Ngũ ấm bao gồm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

+ Sắc (sắc thân): Là thân.

+ Thọ: Là cảm thọ trong tâm.

+ Tưởng: Là phần thuộc về tư duy.

+ Hành: Là tâm.

+ Thức: Là phân biệt, nhận biết phân biệt. 

- Xí: là thấp, suy, ít.

- Thịnh: tức là phát, cao, nhiều.

Ví dụ, “sắc” đẹp quá cũng gây ra các phiền não bởi luôn luôn phải chăm sóc sắc đẹp này, nếu xấu đi thì sẽ đau khổ; và đẹp quá cũng hay bị đố kị, đó là khổ. Còn nếu “sắc” không có thì mặc cảm, tự ti. Cho nên, “thịnh” cũng khổ mà “xí” cũng khổ.

5. Sinh khổ: Khi mang thai, người mẹ và thai nhi ở trong bụng đều có những nỗi khổ. Khi sinh ra cũng khổ.

6. Lão khổ: Già là khổ. Do tham đắm sắc thân nên bị phiền não bởi nỗi lo già đi.

7. Bệnh khổ: Không ai tránh khỏi bệnh tật.

8. Tử khổ: Khi chết có thể bị những cơn đau vật vã rồi mới chết được. 

→ Cho nên, muốn giải thoát khỏi tám khổ, nhất định phải thực hành lời Phật dạy. 

II. Lợi ích tu học Phật Pháp

1. Giúp mở mang trí tuệ, tích lũy phúc báu.

2. Lý giải được tất cả các việc ở thế gian và tâm được định tĩnh trước tất cả sự việc.

3. Dùng giáo lý của Phật để tư duy, giải quyết được vấn đề trong cuộc sống.

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

2,267 lượt xem
27/09/2020
1

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.