Câu hỏi:
Mẹ đẻ bị trọng tội hại chết bà nội từ khi con lên 2 tuổi đến nay vẫn chưa mãn hạn tù. Từ đó, con không được biết tin gì về mẹ, không đi lại với bên ngoại, cũng không còn nhớ mặt mẹ. Nỗi hận mẹ trong lòng con chưa bao giờ vơi đi cho đến khi biết tới Phật Pháp. Mỗi khi con ngỏ ý muốn biết tin về mẹ, gia đình bảo con còn nhỏ không nên biết. Con muốn đi gặp mẹ nhưng con không biết nên ứng xử như thế nào khi mẹ về, không biết nên đối diện với hai bên gia đình nội ngoại và cả gia đình chồng con như thế nào. Con sống chung với bố và mẹ hai, năm 18 tuổi con lấy chồng, giờ con có hai con nhỏ, thật sự con rất bối rối. Sau này con của con lớn lên cũng nghe tai tiếng. Con nên làm như thế nào trong hoàn cảnh này?
Trả lời:
1. Tư duy để tha thứ cho mẹ
- Việc làm của mẹ là việc không ai mong muốn, có nhiều nguyên nhân khiến họ làm ác. Cho nên, trong đạo Phật thường tha thứ cho những người có lỗi lầm. Như vậy, phải học hạnh tha thứ, đối tượng mình tha thứ là những người có lỗi lầm.
- Nếu chấp lỗi, chấp trước thì chính mình là người đang tạo tội. Cho nên, phải giải quyết tâm lý, vướng mắc, những sự chưa hiểu rõ trong chính tâm mình rồi sẽ có cách đối diện.
+ Người ngoài mình còn đang học để tha thứ cho họ, vậy mẹ mình thì mình cũng học để tha thứ được.
+ Trong xã hội có nhà tù để những người có lỗi vào đó tư duy, ăn năn, học những điều tốt đẹp, thay đổi tâm tính. Đó là những hình phạt đối với những người có lỗi. Những người có lỗi đã chấp nhận hình phạt – tức là họ chấp nhận thay đổi lỗi lầm. Như vậy, tại sao mình lại không tha thứ cho họ?
+ Trong tâm mỗi người đều có hạt giống tha thứ, bởi chính mỗi người cũng đang hàng ngày mắc lỗi lầm và rất cần sự tha thứ của người khác. Trong tâm mình không tha thứ thì đó chính là tâm bất thiện và phải loại trừ tâm này.
+ Hiểu việc này là do duyên nghiệp. Khi hiểu được tất cả vấn đề này thì đối với mẹ - người sinh thành ra mình, mình không tha thứ được thì sẽ không tha thứ được cho bất cứ ai khác. Cho nên, phải giác ngộ nhân quả thì mới tha thứ được mọi lỗi lầm của tất cả mọi người trong thế gian.
2. Cách ứng xử
- Đối với gia đình: Nói chuyện với bố, dì và bên nội của mình rằng: Mình rất xót bà nội; trong thời gian vừa qua, mình sống với tâm căm thù mẹ nhưng bây giờ, mình đã trưởng thành, biết mang thai một người không phải chuyện bình thường, sinh ra một người không phải ít công lao nên mình hàm ơn mẹ. Đối với tội lỗi mẹ gây ra thì mẹ đã phải trả giá, mình cần mang tình yêu thương, lòng hiếu thảo đến với mẹ. Cho nên, xin phép cả nhà để mình tha thứ và yêu thương mẹ. Vì xã hội còn tha thứ cho mẹ bằng cách để mẹ vào tù ăn năn tội lỗi. Mẹ đã phải trả giá cho hành động sai trái của mình nên mình không bao giờ có thể chấp lỗi những người đã phải trả quả báo. Nếu không biết tha thứ thì mình thực sự không phải người tốt.
- Đối với con cái: Hành động này của mình sẽ là tấm gương tốt cho các con. Hãy giải thích với con về việc bà nội mất, bà mất rồi nên mẹ mình không thể nói ra được, không ai nghe mẹ được; nên nội tình việc này chưa biết thế nào. Tuy nhiên, tất nhiên hành động dẫn đến giết người là không nên. Nhưng bà là mẹ của mình nên mình phải yêu thương, tha thứ và báo hiếu cho mẹ. Đây là trách nhiệm, không để cho mẹ sống cả một đời với tội lỗi đau khổ.
Chính hành động tốt đẹp này của mình sẽ khiến mẹ tốt đẹp lên, không hận cuộc đời.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
---
Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chia sẻ với các Phật tử trong CLB.
Các bài nên xem:
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.