Câu hỏi về gia đình hay xảy ra bất hòa vào các ngày gần Tết
Câu hỏi đến từ Facebook: Trinh Trinh Hành Thủy trong nhóm Tâm Sự Cùng Cô Phạm Thị Yến
“Con chào Cô chủ nhiệm ạ! Con có chuyện muốn hỏi Cô, giúp đỡ gia đình con đỡ khổ đau. Nhà con Tết năm nào cũng cãi nhau ầm ĩ lên Cô ạ! Con thấy khổ quá, không biết nhà con làm thế nào cho đỡ khổ. Con xin thành kính tri ân công đức của Cô ạ!”

Cô Phạm Thị Yến trả lời:
Kính thưa các bạn! Theo lời Đức Phật dạy, vợ chồng, con cái bất hòa đó là nghiệp “oán tắng hội khổ”; tức là cái khổ này là do có nghiệp oán đối với nhau từ trước, nay duyên nghiệp gặp lại gây khổ cho nhau. Cách giải quyết khi gia đình xảy ra bất hòa Để giải quyết sự việc, hiện tượng này, chúng ta nên giải quyết tu tập chuyển nghiệp trước. Khi nghiệp chuyển, chúng ta mới có thể chỉnh sửa phương pháp nói chuyện, bàn việc với nhau được. Vì nếu nghiệp chưa chuyển, thì nghe nhau nói đã khó chịu; nghiệp chưa chuyển thì cách trình bày sẽ không rõ ràng và cách sắp xếp công việc sẽ không hợp lý.
1. Tu tập tâm linh Đức Phật dạy trong nhiều bài kinh rằng, các chúng sinh trong cõi vong linh, ngạ quỷ tác động lên con người rất dễ dàng khi có sự cộng nghiệp với nhau.
Các ngày ngày gần Tết, rằm, mùng một, giỗ là các ngày vong linh mong cầu nên họ có thể tác động vào mọi người trong gia đình. Nếu chưa tu tập được, thì khi cúng tất niên hay cúng ông công ông táo, chúng ta mời các vong linh đó, cúng cơm cho vong linh và cúng dường Tam Bảo hồi hướng phúc cho họ. Sau đó, chúng ta hồi hướng các công đức đó hoá giải sự khắc khẩu của vợ chồng, hồi hướng cho vợ chồng nói chuyện bàn bạc được với nhau.
Nếu bạn muốn tu tập để hoá giải nghiệp này, thì cần tu bài số 8 (Bài 8 – Cầu siêu giải oán kết – Tu tập tại nhà: https://phamthiyen.com/huong-dan-tu-tap-cho-nguoi-o-xa/). Chúng ta sám hối các tội hoặc riêng một mình mình; hoặc đã cùng với chồng/vợ và con vu khống, nói dối, làm cho nhau khổ; hoặc cùng nhau vu khống, dối trá khiến chúng sinh khổ; hoặc cùng nhau vu khống, dối trá làm hại bậc chân tu, bậc hiền đức. Chúng ta sám hối các lỗi với cha mẹ, tổ tiên vì chưa trả hiếu đúng pháp, sám hối tội vi phạm chỗ ở của quỷ thần (vong linh trên đất) hoặc phá bỏ thai nhi. Và chúng ta hồi hướng công đức cầu siêu cho các vong linh gia tiên hợp duyên, vong linh trên đất, oan gia trái chủ của cả gia đình, thai nhi (nếu có) tác động qua các hiện tượng cụ thể của việc bất hoà,… Tất cả mọi hạnh phúc trong cuộc đời đều cần đến phúc báu. Chúng ta học Phật Pháp là học cách biết gieo nhân phúc thiện trong cách ứng xử với người, vật và cõi tâm linh để được hưởng quả hạnh phúc.

2. Tu tập tư duy sắp xếp công việc và hành xử
Muốn hành xử được như vậy, chúng ta cần tư duy sâu nhân quả và kiên định trong pháp nhẫn. Chúng ta học Phật Pháp là để biết cách tư duy và hành xử đúng nhân quả.

Chúc bạn an lành!
(Trích lời Cô Phạm Thị Yến trả lời trong nhóm Tâm Sự Cùng Cô Phạm Thị Yến - Tâm Chiếu Hoàn Quán)
Các bài nên xem:
Bình luận