Deja Vu: Giải mã hiện tượng cảm giác quen thuộc

Deja Vu là hiện tượng khiến người trong cuộc có cảm giác đã từng thấy điều gì trước đó. Deja Vu theo phiên âm tiếng Pháp là “đã nhìn thấy”, trong tiếng Hy Lạp gọi là promnesia, nghĩa là ảo giác.

Vậy hiện tượng Deja Vu là gì? Hiện tượng này có lợi hay có hại? Kính mời quý Phật tử cùng tìm hiểu hiện tượng Deja vu qua chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán).

deja-vu1
Deja Vu là hiện tượng khiến người trong cuộc có cảm giác đã từng thấy điều gì trước đó

Hiện tượng Deja Vu là gì?

Trong một buổi sinh hoạt Phật Pháp, Cô Phạm Thị Yến lý giải: “Hiện tượng Deja Vu là hiện tượng trong tiền kiếp, chúng ta đã làm việc này ở nơi có khung cảnh như vậy, cho nên đến bây giờ, chúng ta thấy quen thuộc, thân thiết và gần gũi đối với mình”.

co-pham-thi-yen-chia-se-ve-cach-giai-quyet-khi-bi-mat-phuong-huong
Cô Phạm Thị Yến chia sẻ về hiện tượng Deja Vu

Nguyên nhân gây ra hiện tượng Deja Vu

Nguyên nhân gây ra hiện tượng Deja Vu được Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Thức của mình có tính chất ghi nhận tất cả, và thức lại đi tái sinh. Cho nên bây giờ, khi nhìn thấy một cảnh tượng tương tự như vậy, mình sẽ biết được cảnh trước kia của mình, biết rõ ràng được tất cả mọi sự việc của mình trong kiếp đó với quang cảnh như vậy. Đó là do mình ghi nhận sự mát mẻ trong tâm mình thì mình biết được điều đó. Cũng có những người nằm mơ thấy điều gì thì đến ngày hôm sau xảy ra y chang việc ấy. Đó là thức nghiệp trở về trước, tức là khi trước đã có những việc như vậy và việc đó đã xảy ra với mình trong hoàn cảnh như vậy”.

Theo quan điểm của đạo Phật, sau khi chết, chúng sinh theo nghiệp báo của mình mà tái sinh vào các cảnh giới khác nhau trong 6 nẻo lục đạo luân hồi và thần thức sẽ theo đó mà tái sinh. Như vậy khi chúng ta tái sinh, thức cũng tái sinh. Do thức ghi nhận sâu sắc tâm hoan hỷ của mình nên khi gặp cảnh tượng tự, chúng ta thấy quen thuộc.

do-thuc-ghi-nhan-cam-giac-vui-ve-nen-gapcanh-tuong-tu-thay-quen-thuoc
Do thức ghi nhận cảm xúc vui vẻ của chúng ta nên khi gặp cảnh tương tự, chúng ta thấy quen thuộc và sinh tâm hoan hỷ (ảnh minh họa)

Để đại chúng hiểu rõ hơn, Cô Chủ nhiệm cũng chia sẻ về 2 lần Cô được chứng nghiệm hiện tượng Deja vu. Có lần, Cô đi làm phận sự qua Tuần Châu (Hạ Long), Cô nhìn lên sườn đồi thông bên đường và thấy rất quen thuộc. Có thể do nhân duyên tu tập, nên khi Cô hướng tâm đến đó thì biết được rằng: Trong tiền kiếp, gia đình Cô ở trên khu đồi thông với quang cảnh y chang như vậy. Đó là cảnh vợ chồng, con cái đang cuốc đồi rất vui vẻ và hoan hỷ.
Một lần khác, Cô mơ mình đến một cánh đồng và vui chơi trên đó, tâm Cô rất vui. Và ngày hôm sau, Cô đã đến nơi y hệt trong mơ, thấy rất thân quen, không sợ hãi và rất hoan hỷ.
Khi đó Cô biết rằng, do trong tiền kiếp, mình đã có niềm vui, say mê và mình ghi nhận
Deja Vu: Người Phật tử cần hiểu rõ về hiện tượng này để tu tập Phật Pháp được lợi ích nơi đó, mình nhớ nơi đó rất lâu, gọi là ái nơi đó. Nên đến nay mình đến nơi đó, cảm thấy rất quen.

Để hiện tượng Deja Vu có lợi trong việc tu tập Phật Pháp, người con Phật cần làm gì?

Hiện tượng Deja Vu cũng xảy ra khi chúng ta gặp một ai đó, từ câu chào hỏi đầu tiên, chúng ta đã thấy mến họ. Vậy tại sao chúng ta lại có cảm giác đó?
Điều này được Cô Phạm Thị Yến lý giải như sau: “Có những người tuy rằng lần đầu gặp gỡ và làm việc cùng nhau nhưng lại phối hợp rất nhịp nhàng, người này hiểu ý người kia; đó là do trong tiền kiếp, họ đã từng làm việc với nhau rất ăn ý, người này bảo người kia nghe rồi”.

Do đó, Cô nhận thấy hiện tượng Deja Vu có lợi trong việc tu tập Phật Pháp, Cô Chủ nhiệm chia sẻ: “Khi chúng ta làm một việc gì đó, chúng ta phải biết hòa thuận với người xung quanh, hiểu ý, lắng nghe nhau, giúp đỡ cho nhau phát triển. Thức này sẽ khiến cho chúng ta đi tìm và gặp được tâm của người biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết nâng đỡ trong công việc. Chúng ta cũng nên hoan hỷ với những điều mang lại lợi ích cho nhiều người để kiếp sau chúng ta sinh ra sẽ có hoàn cảnh như vậy và tốt hơn như vậy”.

Từ sự phân tích trên, Cô Phạm Thị Yến khuyến tấn Phật tử: “Chúng ta nên tu tập hiện tượng này để đi đến đâu, chúng ta cũng thấy đây là nhà mình, bạn mình, người thân của mình,... không có điều gì ngại và xa cách. Tâm của chúng ta lành thiện sẽ kết duyên được với những người lành thiện đến với mình. Bởi vậy, hiện tượng Deja Vu phải được huân tập từ những việc lành thiện, khiến cho chúng ta có được những việc lành thiện trong kiếp sau, đi đến đâu cũng quen thuộc với những việc tốt lành”.

cung-nhau-nghe-Phap-tu-sua-than-tam
Cùng nhau nghe Pháp, tu sửa thân tâm khiến chúng ta có được những việc lành thiện trong kiếp sau, đi đến đâu cũng quen thuộc với những việc tốt lành

Qua đó, Cô Phạm Thị Yến khuyên đại chúng: “Chúng ta tu tập trong Phật pháp, chúng ta nên gắn bó, chia sẻ và lắng nghe nhau, để kiếp sau gặp lại nhau, chúng ta từ bước thang đó để đi lên, mà không phải gặp những người quá mới mẻ, không hiểu nhau”.

Qua lời chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến, chúng ta biết được nguyên nhân gây ra hiện tượng Deja Vu cũng như biết làm sao để xuất hiện nhiều hiện tượng Deja Vu trong tương lai. Mong rằng, từ những chia sẻ của Cô, quý Phật tử có thêm tri kiến đúng đắn để ứng dụng, thực hành Phật Pháp được lợi ích.

Các bài nên xem:

-
aa
+
3,570 lượt xem
06/10/2022

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ