1. Hiểu về quy y Tam Bảo
- Quy y Tam Bảo không phải bùa hộ mệnh. Quy y Tam Bảo là phải giác ngộ về Tam Bảo (Tam Bảo là gì? Thế nào là quy y Tam Bảo? Quy y Tam Bảo phải làm gì?...)
- Khi hiểu được quy y Tam Bảo - ba ngôi Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo, chúng ta đã giác ngộ, khai mở tri kiến.
- Đức Phật là bậc giác ngộ tối thượng, giáo Pháp của Phật sẽ chỉ dạy con đường đi đến hạnh phúc và chư Tăng là người giảng dạy lời Phật dạy, hướng dẫn chúng ta đi trên con đường đó. Chính điều đó là nhân duyên để chúng ta dừng các nghiệp, tích lũy phúc báu.
2. Hiểu rõ về Phật Pháp
- Phật Pháp chỉ rõ về sự khổ của thế gian, nguyên nhân của sự khổ và cách để thoát khỏi sự khổ đó. Hiểu điều đó sẽ giúp chuyển hóa nghiệp khổ.
3. Không thể quy y Tam Bảo hộ
- Không thể nhờ người quy y Tam Bảo hộ mà phải tự mình quy y để giác ngộ. Từ sự giác ngộ đó, chúng ta sẽ dừng tạo tác nghiệp ác, biết cách để giúp thoát khỏi khổ đau, chuyển hóa tích cực. Đó là thay đổi tư duy, lời nói, hành động từ bất thiện sang thiện lành.
4. Hiểu về lễ sơ quy
- Lễ sơ quy tức là lễ quy y Tam Bảo cho trẻ em, hướng các bé thực hành các thiện Pháp.
- Từ nay trở đi, vào ngày sinh nhật, cha mẹ cho con trẻ làm các việc công đức nơi Tam Bảo, thực hành lễ Phật, sám hối,... Điều này sẽ giúp chuyển duyên, mối quan hệ cha mẹ và con cái tốt đẹp hơn.
- Tuy nhiên, lễ sơ quy chỉ giúp giải quyết cộng nghiệp giữa cha mẹ và con cái. Sau này, khi đã trưởng thành, con trẻ sẽ tự mình quy y Tam Bảo, để chuyển hóa biệt nghiệp riêng của bản thân (đó mới gọi là đắc quy y).
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.