Câu hỏi: Trong video “Nhận biết, phân biệt về minh và vô minh”, Cô Phạm Thị Yến có ý chia sẻ rằng, chúng ta sinh ra ở trên đời, có dòng nhân quả cũ và bản thân sẽ thanh lý, trả quả bằng tất cả những gì cần phải trả theo lời Đức Phật dạy, cắt đi dòng buộc ràng một cách có trách nhiệm. Người ta phải thanh lý dòng nhân quả cũ, nhân quả dư xót kiếp trước bằng các thiện pháp, mỗi người có nhân duyên khác nhau, sự thanh lý khác nhau. Con mong được Cô trạch giảng, phân tích, hướng dẫn kèm ví dụ cụ thể để hiểu thêm về ranh giới sự giao thoa giữa dòng nhân quả cũ và dòng nhân quả mới.
Trả lời:
1. Sự giao thoa giữa dòng nhân quả cũ và dòng nhân quả mới
- Dòng nhân quả cũ được nhận biết bằng quả báo, tư tưởng, cảm xúc, tâm ham muốn. Ví dụ: Ngày hôm qua là dòng nhân quả cũ của ta so với dòng nhân quả mới. Kiếp trước là dòng nhân quả cũ so với dòng nhân quả mới ở kiếp này.
- Từ dòng nhân quả cũ, ta có thể đi tới tạo tác những việc để thành dòng nhân quả mới thì sự giao thoa là ở giữa.
- Ví dụ về sự giao thoa giữa dòng nhân quả cũ và dòng nhân quả mới:
+ Ta có dòng nhân quả cũ tác động khiến nhập thai ở một vùng, được hưởng và phải chịu thời tiết, phong tục tập quán,... của vùng đó. Đó là dòng nhân quả cũ quyết định ta ở kiếp mới nhưng trong dòng nhân quả mới, ta có có thể học để thoát khỏi vùng đó. Đây là sự giao thoa giữa dòng nhân quả cũ và mới bằng lý trí, sự nhận biết.
+ Tâm ta trong dòng nhân quả cũ chỉ ưa việc bất thiện, lười biếng, chỉ thích ăn không thích làm, bảo thủ, không lắng nghe người khác góp ý. Bây giờ, bắt đầu bằng cái cũ, nhìn nhận những người bảo thủ thì không tiến bộ, mọi người không thích. Đó là dòng nhân quả cũ, ta nhận biết, bắt đầu chuyển hướng, quyết định không lười biếng, phải làm bằng được, phát triển nghề để giỏi lên. Tức là từ nhân quả cũ hướng tới tạo tác việc trong nhân quả mới, hoàn toàn phải chiến đấu với cái cũ, với tính lười biếng. Sự chiến đấu chính là sự giao thoa.
- Luôn luôn có những việc tương tục giữa cũ và mới. Ví dụ ngày hôm qua là dòng nhân quả cũ và ngày hôm nay là dòng nhân quả mới. Ngay thời điểm này, trong một sát na suy nghĩ cũng có cái mới và cũ giao thoa. Nhưng ta đều có quyền quyết định. Cho nên, giao thoa giữa dòng nhân quả cũ và dòng nhân quả mới có biểu tướng là tư duy xem quyết định thế nào.
2. Cắt đứt dòng nhân quả cũ
Cần thanh lý dòng nhân quả cũ bằng lời Đức Phật dạy vì nhân quả luôn luôn chi phối và là một dòng chảy không gián đoạn.
- Người tu học Phật Pháp phải cắt đi ràng buộc một cách có trách nhiệm tức là phải có trách nhiệm với dòng nhân quả của mình, phải chuyển đổi nó bằng các thiện pháp để hưởng thiện nhân quả.
- Ví dụ: Ta đang làm việc ác, không thích việc thiện, nên tâm ta lừng khừng không biết việc làm này thiện hay ác. Vậy phải cắt đứt dòng nhân quả cũ bằng cách có trách nhiệm là làm việc thiện để thay đổi dòng nhân quả là đang lừng khừng giữa việc ác, việc thiện đang tranh chấp với nhau, thanh lý bằng cách theo dòng nhân quả thiện bỏ dòng nhân quả ác một các có trách nhiệm, nhân quả đối với chính mình.
Như vậy, nhận biết sự giao thoa giữa nhân quả cũ và nhân quả mới ở tại những tư tưởng, cảm xúc, tư duy, tranh đấu của bản thân khi đứng trước một việc xem nên hướng tới điều thiện hay điều ác. Và phải thanh lý bằng dòng nhân quả mới là quyết định làm theo điều thiện một cách có trách nhiệm với bản thân - thì đó gọi là khi đứng giữa giao thoa của dòng nhân quả cũ và dòng nhân quả mới, ta phải dùng quyết định nhân quả mới bằng thiện pháp để thanh lý dòng nhân quả cũ bất thiện pháp. Cho nên, mỗi người đều thanh lý được dòng nhân quả cũ của mình.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.